02/02/2017 13:41 GMT+7

Về Hải Phòng xem trai làng vật cầu làm bằng củ chuối hột

TIẾN THẮNG
TIẾN THẮNG

TTO - Sáng 2-2 (mồng 6 tết), người dân đổ về quây kín khu vực sân đình thôn Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng để được tận mắt xem trai làng giành nhau quả cầu độc đáo làm từ củ chuối hột.

Có lúc quả cầu được hàng chục cánh tay nâng lên cao - Ảnh: Tiến Thắng

Theo các cụ cao niên trong làng, vật cầu Kim Sơn vốn là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời nhà Trần) đặt ra để nhằm rèn luyện quân sĩ. Phần củ của cây chuối hột được gọt đẽo khéo léo để làm thành quả cầu mang ra tham gia đấu vật cho thanh niên của các giáp.

Lễ hội vật cầu Kim Sơn ba năm mới được tổ chức một lần với ngày chính hội là mùng 6 tháng giêng âm lịch. Trong làng có tất cả 24 dòng họ được chia làm ba giáp: giáp Đông, giáp Nam và giáp Bắc, mỗi giáp tám dòng họ.

Mỗi giáp sẽ phải chọn ra sáu người, trong đó có một ông làm tổng cờ mặc võ phục đầu chít khăn, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ đuôi nheo chỉ huy giành giật cầu. Đô vật tham gia tranh cầu là những thanh niên khoẻ mạnh và chưa lập gia đình.

Quả cầu làm từ củ chuối hột nặng 25kg do ông trưởng làng đi tìm, đào mang về đảm bảo tươi, nhẵn, trơn, cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính 30 - 40cm). Quả cầu được bao bọc giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng. Sau khi trang trí xong thì được đặt trên mâm bồng trong kiệu để ở án thờ trong đình làng.

Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn bằng cát đen. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính rốn con nhạn với đường kính khoảng 1m, sâu chừng 0,7m, tại ba góc sân có ba lỗ cầu quân nhỏ hơn của ba giáp.

Sáng mùng 6 tết, các già làng tổ chức làm lễ rước cầu từ trong đình ra ngoài sân đình và ban lộc cho người tham gia vật cầu. Đúng giờ Thìn, người ta rước kiệu ra đình và đặt quả cầu vào lỗ cái. Khi tiếng "cắc" của trống vang lên cũng là lúc cuộc vật bắt đầu.

Sau khi rước tế thánh, quả cầu làm từ củ chuối hột nặng 25kg bọc giấy hồng điều có dán hình tứ linh được thả xuống hố cái để các chàng trai tham gia tranh đấu giành về giáp mình - Ảnh: Tiến Thắng

Vào cuộc, đô vật của giáp nào nhảy xuống lỗ cái trước sẽ giành được quyền tung quả cầu lên để làm sao đưa cầu về lỗ cầu quân của giáp mình. Không khí lễ hội tưng bừng, hào hứng khi mọi người vây kín thành vòng tròn xung quanh để hò reo cổ vũ trong tiếng trống lệnh, các đô vật phải khéo léo tìm cách giành được quả cầu vừa tròn nhẵn lại rắn nặng nên khó bấu.

Cũng có khi quả cầu được cả chục cánh tay cùng tranh nâng lên cao, khi lại lăn lông lốc kéo các đô vật  đổ xuống. Cả chục chàng trai to khỏe lăn xả vào quả cầu để tranh giành, mong đưa về được sân nhà.

Lễ hội vật cầu Kim Sơn gồm ba keo, trung bình mỗi keo diễn ra trong khoảng ba phút theo tiếng trống lệnh được quy ước riêng biệt. Giáp thắng cuộc là giáp đưa được quả cầu nhiều lần về sân mình nhất, kết hội là lúc quả cầu được ném xuống hồ bán nguyệt ngay trước cửa đình.

Ai cũng muốn cắt được một miếng của quả cầu để đem về cho lợn ăn lấy lộc đầu năm. Người dân tin rằng nếu được ăn, lợn sẽ chóng lớn mà không bị dịch bệnh. Do đó, ngoài ý nghĩa rèn luyện sức khỏe, hội vật cầu Kim Sơn còn cổ súy việc chăn nuôi của nhà nông.

Kết thúc lễ hội, làng Kim Sơn bước vào giai đoạn hai của Tết Nguyên đán là gói bánh chưng, mổ trâu mổ lợn, ăn uống linh đình như những ngày tết trước đó. Đến ngày nay trong làng vẫn truyền tai nhau câu vè "mồng 3 ăn cốn, mồng 4 ngồi trơ, mồng 5 đợi chờ, mồng 6 lại ăn…".

Trai làng trong ba giáp tham gia vật cầu phải tranh giành đưa quả cầu từ hố cái giữa sân đình về hố quân của giáp nằm ở góc sân - Ảnh: Tiến Thắng
Hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương quây kín xung quanh để xem các keo đấu quyết liệt của trai làng - Ảnh: Tiến Thắng
Hàng ngàn người dân cùng du khách thập phương quây kín xung quanh để xem các keo đấu quyết liệt của trai làng - Ảnh: Tiến Thắng
Để đưa được quả cầu vừa trơn vừa nặng về giáp của mình, các chàng trai to khỏe phải tranh đấu rất quyết liệt - Ảnh: Tiến Thắng
Nụ cười của các chàng trai trong giây phút nghỉ giải lao trước khi bước sang keo đấu tiếp theo - Ảnh: Tiến Thắng
Trẻ nhỏ chăm chú theo dõi các keo đấu quyết liệt khi được người nhà đưa đến lễ hội - Ảnh: Tiến Thắng
TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Nhân dịp tròn 45 năm loạt phim điện ảnh Doraemon ra mắt, một sự kiện đặc biệt đang diễn ra tại trung tâm thương mại Vincom Landmark 81 (TP.HCM) từ ngày 17-5 đến 1-6, thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ mọi lứa tuổi.

Check-in đã đời cùng mèo ú Doraemon trước thềm movie 2025 ra mắt

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar