29/09/2015 09:02 GMT+7

Vẻ đẹp khắc nghiệt của hiện thực

CÁT KHUÊ thực hiện (catkhue@tuoitre.com.vn)
CÁT KHUÊ thực hiện ([email protected])

TT - Dự án phim Những lời cuối cùng của cha tôi vừa đoạt giải thưởng của Quỹ hỗ trợ điện ảnh DMZ dành cho dự án phim tài liệu dài tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế DMZ, Hàn Quốc.

Đoàn Hồng Lê đã nhận được 20.000 USD của Liên hoan phim DMZ để thực hiện phim tài liệu Những lời cuối cùng của cha tôi - Ảnh: FB nhân vật

Những lời cuối cùng của cha tôi (đạo diễn Đoàn Hồng Lê, nhà sản xuất Trịnh Đình Lê Minh) là một bộ phim về tình yêu.

Cha của đạo diễn Đoàn Hồng Lê năm nay đã hơn 80 tuổi. Xuất thân trong một gia đình tiểu thương ngành tơ lụa ở miền Trung, năm 1945 khi đội VN tuyên truyền giải phóng quân cùng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với bài hát Đoàn Giải phóng quân đi qua làng ông, những đoàn quân cầm gậy tầm vông hát những lời ca hào hùng đã đưa ông đến với cách mạng bằng một tình yêu hồn nhiên trong sáng.

Tình yêu ấy đã theo ông suốt cuộc đời. Bây giờ ông đang phải đối mặt với căn bệnh Alzheimer, trí nhớ của hiện tại mất đi nhưng những ký ức về quá khứ đẹp đẽ hình như luôn được tắm gội trong tình yêu đó nên vẫn còn nguyên vẹn trong tiềm thức.

Những lời cuối cùng của cha tôi sẽ ghi lại các câu chuyện cuối cùng của một người cha tuổi gần đất xa trời kể cho con gái nghe.

Vừa trở về Đà Nẵng sau chuyến bay dài từ Hàn Quốc, Đoàn Hồng Lê đã có một “gia tài” nho nhỏ là 20.000 USD tiền thưởng để đi tiếp con đường hoàn thành dự án phim tài liệu của mình...

* Hồng Lê tin rằng VN, ngoài chiến tranh vẫn còn đề tài khác là mỏ vàng cho các nhà làm phim tài liệu?

- Khán giả nước ngoài rất quan tâm đến những câu chuyện của xã hội VN ngày nay, nhất là lớp khán giả trẻ, không có ký ức về chiến tranh VN. Người làm phim là con người của hiện tại, anh ta có nhìn quá khứ thì cũng phải bằng lăng kính của thời hiện tại, vì vậy chiến tranh cũng chỉ là một hình ảnh phản chiếu trong tấm gương của xã hội đương đại.

Đúng là hình ảnh truyền thống của VN trong mắt thế giới là một đất nước gắn liền với chiến tranh, nhưng không có nghĩa chỉ có chiến tranh mới là “của để dành”.

Chiến tranh là một phần lịch sử của đất nước, cũng như những cuộc chiến khác đang xảy ra hằng ngày hằng giờ trên thế giới là một phần của lịch sử nhân loại. Nhưng nghĩ cho cùng, nhân loại đều chia sẻ những giá trị chung: tình yêu, hòa bình, niềm tin... chia sẻ các cảm xúc chung: hạnh phúc, tiếng cười, nỗi thống khổ, niềm đau...

Và nghệ thuật là phương tiện để giãi bày. Tôi tin không chỉ VN mà bất kỳ xã hội nào cũng đều có thể là mỏ vàng đối với phim tài liệu.

* Để thế giới lắng nghe mình thì những gì là cần và đủ với một phim tài liệu khi đem ra bên ngoài?

- Nếu một người làm phim tiếp cận một nhà sản xuất hoặc phát hành phim ở nước ngoài, câu hỏi đầu tiên đặt ra là: “Tại sao khán giả nước ngoài phải quan tâm đến một câu chuyện xảy ra ở VN? Có gì liên quan giữa câu chuyện này với những xã hội khác?”.

Tại sao chúng ta khóc, cười, hi vọng, thất vọng, lo lắng, hồi hộp dõi theo số phận của những con người xa lạ, nói ngôn ngữ xa lạ, sống trong những cộng đồng xa lạ, hành xử theo những chuẩn mực văn hóa dị biệt trên màn ảnh, trong tiểu thuyết?

Bởi vì là con người, chúng ta ai cũng yêu, cũng ghét những điều giống nhau. Vậy nên: cần là tính địa phương. Đủ là tính toàn cầu. Kể những câu chuyện mang bản sắc của đất nước mình nhưng hướng đến những mối quan tâm chung của con người, câu chuyện sẽ được lắng nghe và thấu hiểu.

* Hình như nhóm các bạn làm phim tài liệu Varan (phong cách tài liệu trực tiếp từ Pháp) khá lặng lẽ, cách nào để Varan vẫn gắn kết với nhau và ngày càng mạnh hơn?

- Sau 11 năm từ những khóa học đầu tiên của Varan ở VN, không nhiều người theo đuổi con đường làm phim độc lập bởi nó quá nhọc nhằn.

Nhưng các thành viên Varan gắn kết với nhau chỉ bằng một thứ duy nhất: tình yêu đối với điện ảnh trực tiếp, mong muốn sản xuất được những bộ phim kể về thời chúng ta đang sống bằng thứ ngôn ngữ điện ảnh trần trụi không son phấn nhưng giàu cảm xúc và mang vẻ đẹp khắc nghiệt của hiện thực.

Vì vậy mà chúng tôi dễ dàng chia sẻ với nhau các ý tưởng, đường hướng thực hiện một bộ phim cũng như hỗ trợ nhau trong khâu sản xuất, tìm tài trợ và phát hành.

Liên hoan phim quốc tế DMZ: Hòa bình và thấu hiểu

Liên hoan phim quốc tế DMZ được tổ chức hằng năm tại Hàn Quốc, đây là năm thứ bảy với chủ đề Hòa bình và thấu hiểu. Trên trang web của liên hoan phim giải thích: “Bạn có thể “shoot” (chơi chữ, có nghĩa là bắn, còn nghĩa kia là quay phim) bằng một khẩu súng hoặc một chiếc camera. Súng là một vũ khí, còn camera là phương tiện để đối thoại. Chỉ có đối thoại mới dẫn đến hòa bình. Bạn có thể “shoot” bằng cả hai, nhưng kết quả sẽ khác nhau: một bên là cái chết, một bên là sự thấu hiểu; một bên là chia cắt, một bên là hòa bình”.

Dự án Những lời cuối cùng của cha tôi đã được chọn lựa từ gần 150 dự án của các nhà làm phim độc lập khắp châu Á gửi đến. Câu chuyện về một VN ngày nay đặt trong những liên kết lịch sử và văn hóa với phần còn lại của thế giới đã gây được chú ý.

CÁT KHUÊ thực hiện ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Người Việt chưa từng đặt chân đến Việt Nam cũng như chả giò không có nước mắm’

Đó là một trong những câu thoại đáng chú ý nhất của phim In the Nguyen kitchen, vừa có buổi chiếu đầu tiên cho khán giả Việt Nam tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 3.

‘Người Việt chưa từng đặt chân đến Việt Nam cũng như chả giò không có nước mắm’

Tom Cruise bỏ vai đóng chung Brad Pitt 10 năm trước vì phát hiện được lái xe đua quá ít

Brad Pitt đang cân nhắc sản xuất phần tiếp theo cho bom tấn F1, sau khi phim ra mắt ấn tượng với doanh thu toàn cầu đạt 144 triệu USD. Trước tín hiệu tích cực từ phòng vé, Apple bắt đầu thảo luận về một dự án hậu truyện tiềm năng.

Tom Cruise bỏ vai đóng chung Brad Pitt 10 năm trước vì phát hiện được lái xe đua quá ít

Nicholas Hoult trượt vai chính Superman vì lối diễn quá 'kiểm soát'

Đạo diễn phim Superman, James Gunn kể về lý do chọn David Corenswet vào vai Superman thay vì một diễn viên chắc tay và nhiều kinh nghiệm hơn là Nicholas Hoult.

Nicholas Hoult trượt vai chính Superman vì lối diễn quá 'kiểm soát'

'Kỳ lân chuyển phát' và bài học đừng bỏ cuộc

Những năm gần đây, hai chữ 'khởi nghiệp' đã quá quen thuộc. Cùng với đó là những chương trình thực tế kêu gọi vốn đầu tư cũng như các tác phẩm lấy chủ đề khởi nghiệp.

'Kỳ lân chuyển phát' và bài học đừng bỏ cuộc

Được khen hết lời nhưng Trạng Quỳnh nhí chỉ thu 3 tỉ khi ra rạp, đạo diễn nhận lỗi

Phim hoạt hình ‘Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu’ thu hơn 3 tỉ, đạo diễn Trịnh Lâm Tùng nhận lỗi về mình nhưng với anh, thất thu phòng vé không phải điều khiến anh buồn nhất.

Được khen hết lời nhưng Trạng Quỳnh nhí chỉ thu 3 tỉ khi ra rạp, đạo diễn nhận lỗi

Trẻ sơ sinh và cảnh sinh đẻ trong 'Squid Game 3' gây tranh cãi: Ai đã viết kịch bản này?

Squid Game 3 tạo ra sự giằng xé đạo đức khi người chơi 222, một phụ nữ mang thai, phải chiến đấu để bảo vệ mạng sống của mình và con.

Trẻ sơ sinh và cảnh sinh đẻ trong 'Squid Game 3' gây tranh cãi: Ai đã viết kịch bản này?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar