28/07/2016 09:22 GMT+7

Vay tiền rồi... để nguyên trong tài khoản

HOÀNG ĐIỆP
HOÀNG ĐIỆP

TTO - Ngày 27-7, trong ngày làm việc tiếp theo của vụ xét xử bị cáo Phạm Công Danh và 35 đồng phạm, đại diện viện kiểm sát thẩm vấn bà Trần Ngọc Bích

Các bị cáo bị dẫn giải đến tòa - Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Tại tòa, đại diện viện kiểm sát (VKS) tập trung vào việc làm rõ khoản tiền 3.100 tỉ đồng và 300 tỉ đồng nằm trong gói 5.490 tỉ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích (giám đốc Tân Hiệp Phát cùng cộng sự về việc gửi tiền và vay tiền của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bị Phạm Công Danh và các đồng phạm thực hiện hành vi cố ý làm trái... để chuyển đi mà không có hồ sơ chứng từ và sự đồng ý của chủ tài khoản.

Thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền

Trong phần thẩm vấn tại tòa, bà Trần Ngọc Bích cho rằng bà được cộng sự và người thân ủy quyền để cùng hợp tác làm ăn “bằng miệng”. Nhóm này tin tưởng bà Bích nên để bà quản lý dòng tiền vay. Theo đó, trong số 3.100 tỉ đồng được nhóm này thế chấp các sổ tiết kiệm để vay lại vào ngày 21-8-2013, bà Bích trình bày vay là để hợp tác làm kinh tế gia đình.

Nhưng số tiền này vẫn để nguyên trong tài khoản cho đến tháng 7-2014 thì cơ quan điều tra thông báo cho bà Bích biết tiền bị chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh để ông này trả nợ.

Đại diện VKS hỏi bà Bích tại sao vay tiền làm ăn mà lại để trong tài khoản cả năm trời, bà Bích nói bà có nhiều tiền và cần có vốn lưu động để kinh doanh nên không rút ra.

Trước phần trình bày này của bà Bích, bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) khẳng định bà Bích nói như thế là mâu thuẫn với mục đích sử dụng tiền. Bởi nếu bà Bích có sẵn tiền thì không phải vay thêm khoản tiền 2.090 tỉ đồng ngay sau đó. Bị cáo Quyết lập luận: tiền vay của bà Bích bằng thế chấp sổ tiết kiệm thì lãi suất cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tiền gửi, đây là điểm hết sức vô lý.

Theo bị cáo Quyết, mục đích vay tiền của bà Bích là để cho ông Phạm Công Danh vay lại. Thực tế, trong rất nhiều lần gửi, vay của nhóm bà Bích với VNCB chỉ là giao dịch trên tài khoản, chưa khi nào tiền được rút ra khỏi ngân hàng.

Trước lời khai này của bị cáo Quyết, bà Bích lập tức phản bác rằng bà không cho ông Danh vay, không có quan hệ, không có giao dịch gì với ông Danh. Đồng thời bà Bích đề nghị VNCB tất toán các khoản vay này.

“Đều là tiền của ông Trần Quý Thanh”

Trong phần thẩm vấn đối với nguồn tiền của những người gửi vào VNCB, cả bà Bích và các cộng sự được thẩm vấn đều khẳng định đó là tiền của ông Trần Quý Thanh (cá nhân) chứ không phải tiền của pháp nhân Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Những người này gửi tiền vào VNCB thì thỏa thuận với ngân hàng là trả tiền lãi cho ông Thanh.

Ngoài khoản tiền 3.100 tỉ đồng, một khoản tiền khác là 300 tỉ đồng của ba cá nhân (Trần Hoài Phục, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Ngô Bích Thùy Trang) là cộng sự của bà Bích.

Ba cá nhân này gửi tiền vào VNCB, sau đó những người này không thực hiện việc thế chấp các sổ tiết kiệm để vay tiền, nhưng VNCB tự ý thế chấp các sổ này rồi chuyển tiền cho ông Phạm Công Danh. Bà Bích và các cộng sự khẳng định họ không hề yêu cầu vay số tiền này.

Cũng giống bà Bích, cả ba cộng sự của bà Bích đều phủ nhận việc thế chấp sổ tiết kiệm để vay lại tiền của VNCB, nhưng họ không trả lời được tại sao các sổ tiết kiệm mà họ sở hữu lại nằm trong VNCB.

Sau đó đại diện VKS trưng ra hồ sơ đề nghị vay vốn được fax từ Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho VNCB mà bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc của VNCB chi nhánh Sài Gòn) nhận được. Từ sự đồng thuận này, Mai Hữu Khương mới làm thủ tục cho vay tiền.

Trước bằng chứng này, bà Bích cho rằng do bản photo mờ nên bà không thể xác nhận gì. HĐXX hỏi bà Bích có nhớ số fax của công ty không, bà Bích bảo không nhớ. Người có ký tên trong hồ sơ đề nghị vay vốn là bà Nguyễn Thị Mỹ Dung phủ nhận chữ ký trên hồ sơ được fax là của mình.

Bà Trần Ngọc Bích có nhận “tiền lãi ngoài”?

Ngoài thẩm vấn về vấn đề gửi và vay tiền, VKS cũng thẩm vấn Nguyễn Tấn Lộc và Vũ Tuấn Anh, hai người này được xác nhận là nhân viên giao nhận hồ sơ của Tân Hiệp Phát. Trong phần thẩm vấn hai ngày trước, hai người này cho biết có ký nhận chuyển các hồ sơ từ VNCB cho bà Bích nhưng hồ sơ để trong bao thư dán kín nên họ không biết trong đó có gì. Tại lần thẩm vấn hôm qua, họ tiếp tục khẳng định chỉ nhận hồ sơ giấy tờ và không biết nội dung là gì.

Khi đại diện VKS trưng ra những chứng từ cho thấy hai người này có rất nhiều lần nhận “tiền lãi ngoài” từ VNCB, trong đó có những khoản ghi rõ là “tiền lãi ngoài” của 300 tỉ đồng trong khoảng đầu năm 2014 đến tháng 5-2014 thì hai người thừa nhận có nhận tiền. Nhưng họ không biết đó là tiền gì, bởi toàn bộ tiền nhận được đưa về cho bà Bích.

Tại một chứng từ có ghi rõ số tiền nhận là “tiền lãi ngoài” thì Nguyễn Tấn Lộc, người ký nhận 9 tỉ đồng, nói chữ ký thì đúng còn mục đích nhận tiền thì do người khác ghi chèn vào. Trước lời khai từ những cộng sự của bà Trần Ngọc Bích, bị cáo Hoàng Đình Quyết và Mai Hữu Khương đều khẳng định đó là lời khai không đúng.

HOÀNG ĐIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ đầu tư chung cư Nam An chiếm đoạt 210 tỉ đồng của 496 khách hàng sắp hầu tòa

Tòa án nhân dân TP.HCM đã ban hành quyết định xét xử bị cáo Võ Thị Phượng (giám đốc Công ty Siêu Thành) và Trần Thị Thùy Trang về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chủ đầu tư chung cư Nam An chiếm đoạt 210 tỉ đồng của 496 khách hàng sắp hầu tòa

Tụ tập lúc rạng sáng chờ 'đối thủ', 9 thanh niên bị công an xử phạt

9 thanh niên tụ tập lúc rạng sáng ở công viên Hoàng Hoa Thám, phường Long An, Tây Ninh chờ nhóm thanh niên khác đến giải quyết mâu thuẫn. Gặp công an tuần tra, không ai xuất trình được giấy tờ.

Tụ tập lúc rạng sáng chờ 'đối thủ', 9 thanh niên bị công an xử phạt

Công an TP.HCM bắt 31 người bán bóng cười, thu lợi bất chính hơn 105 tỉ đồng

Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, đường dây do Trần Tuấn Kiệt cầm đầu đã cung cấp cho khách hàng cả ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỉ đồng.

Công an TP.HCM bắt 31 người bán bóng cười, thu lợi bất chính hơn 105 tỉ đồng

Đang say mê đánh bầu cua thì cảnh sát ập vào, 11 con bạc về đồn

11 con bạc đang sát phạt bằng hình thức đánh bầu cua lúc rạng sáng thì cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi ập vào bắt giữ.

Đang say mê đánh bầu cua thì cảnh sát ập vào, 11 con bạc về đồn

Tây Ninh xử lý hình sự 9 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong đợt cao điểm

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh cho biết sau đợt cao điểm, sẽ tiếp tục chỉ đạo ngành quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị liên quan nắm chắc, nhận diện những mặt hàng thường xuyên bị làm giả, xâm phạm để có giải pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Tây Ninh xử lý hình sự 9 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong đợt cao điểm

Yêu cầu công an đặc khu Phú Quốc mở rộng các đợt cao điểm trấn áp tội phạm

Phú Quốc đang tăng tốc đầu tư hạ tầng phục vụ APEC 2027, các yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh, trật tự được dự báo gia tăng, Công an tỉnh An Giang yêu cầu công an địa phương mở rộng các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm.

Yêu cầu công an đặc khu Phú Quốc mở rộng các đợt cao điểm trấn áp tội phạm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar