13/12/2016 11:07 GMT+7

Vảy phấn hồng không nguyên nhân

TRÀ MY - MẠNH KHANG
TRÀ MY - MẠNH KHANG

TTO - Cách đây hai tuần, chị N.T. (26 tuổi, ở quận Phú Nhuận, TP.HCM) bắt đầu thấy những đốm màu hồng xuất hiện trên cơ thể mình, đầu tiên là phần ngực, sau đó lan ra hai bên sườn, lưng và tràn xuống bụng.

Vảy phấn hồng làm xấu da người bệnh - Ảnh: T.M.

Những đốm màu hồng có vảy phấn trắng, gây ngứa ngáy, khó chịu rất nhiều. Kèm theo đó, chị còn có biểu hiện sốt nhẹ, đau họng. Khi đến kiểm tra tại bệnh viện chuyên khoa da liễu, chị N.T. được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh vảy phấn hồng.

Chị T. ngơ ngác nói: “Nào giờ tôi chỉ nghe bệnh vảy nến chứ vảy phấn hồng thì lần đầu được biết. Tôi cũng không ăn, uống hay sử dụng mỹ phẩm, trang sức nào lạ trong thời gian gần đây. Không hiểu vì sao lại mắc bệnh?”.

Không có nguyên nhân rõ ràng

Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, chuyên gia tư vấn da liễu, cho biết bệnh vảy phấn hồng (Pityriasis rosea) là bệnh da thường gặp ở người trẻ, nữ thường gặp nhiều hơn nam.

Đặc điểm của vảy phấn hồng là các tổn thương ở da có hình thoi, màu hồng, bờ hơi nhô, có ít vảy nằm dọc theo hình thoi, ở giữa có màu nhạt hơn. Những triệu chứng khác là tổn thương có hình tròn có ít vảy, sẩn nhô lên có màu hồng. Vị trí thường gặp là ở vùng hai bên hông, thân mình, mặt trong đùi, mặt trong cánh tay và có thể xuất hiện ở mặt trong một số trường hợp đặc biệt.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn còn chưa xác định, có khả năng do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm virút. Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng cho biết vảy phấn hồng là bệnh lành tính. Bệnh không có vi nấm, vi trùng, virút ở tổn thương da, do đó không lây cho người khác. Hơn 50% người bệnh có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên, sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi... trước khi nổi hồng ban tróc vảy.

Tự khỏi trong 2 tháng

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Lê Đức Thọ, bệnh vảy phấn hồng thường dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác như viêm da dị ứng, nấm da, chàm, vảy nến… Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng và kinh nghiệm của thầy thuốc chuyên khoa.

Vảy phấn hồng thường khỏi bệnh sau 4-8 tuần, một số trường hợp có thể kéo dài đến 12 tuần hay lâu hơn tùy theo cơ địa bệnh nhân và tỉ lệ bệnh tái phát khoảng 2%.

Người mắc bệnh cần uống thuốc chống ngứa gây buồn ngủ vào ban đêm nếu ngứa nhiều gây khó ngủ, tăng cường uống vitamin C, tránh kích thích va chạm nhiều trên da. Ngoài ra, việc phơi nắng sẽ giúp người bệnh mau lành hơn.

Người bệnh không cần kiêng ăn uống và nên hạn chế bôi thuốc. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân mắc vảy phấn hồng hạn chế gãi vì có thể làm ngứa nhiều thêm, bội nhiễm sang thương, chàm hóa và để lại sẹo xấu khi lành bệnh.

TRÀ MY - MẠNH KHANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar