11/03/2024 20:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vatican giải thích lời Giáo hoàng đề cập 'Ukraine nên giương cờ trắng'

Đức là bên mới nhất chỉ trích phát biểu của Giáo hoàng Francis cho rằng Ukraine nên đầu hàng. Trong khi đó tại Nga, Điện Kremlin tiếp tục bình luận tích cực về chuyện này.

Giáo hoàng Francis - Ảnh: REUTERS

Giáo hoàng Francis - Ảnh: REUTERS

Giữa lúc cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bước vào năm thứ ba, Giáo hoàng Francis đang trở thành tâm điểm gây tranh cãi khi luận về cái kết cho những màn giao tranh này.

Bình luận của Giáo hoàng có nhắc cụm từ "giương cờ trắng" đối với Ukraine đã khiến các nước phương Tây không thể đồng ý. Họ đã ủng hộ Ukraine về tài chính và vũ khí suốt từ tháng 2-2022, và được hiểu đặt kỳ vọng lớn nhất vào kịch bản Ukraine thắng lợi, thay vì phải đàm phán trong thế cửa dưới.

Đức kêu gọi Giáo hoàng đến Ukraine để thấy nơi này bị tàn phá

Trả lời trên Đài ARD tối 10-3 theo giờ Đức, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock chỉ trích mạnh mẽ phát biểu của Giáo hoàng về Ukraine vừa qua.

Bà khẳng định "không thể hiểu được" phát biểu của Giáo hoàng, đồng thời khi nói chuyện với những đứa trẻ tại Ukraine vốn đang gánh chịu nỗi đau, bà phải tự hỏi "Giáo hoàng đang ở đâu? Giáo hoàng phải biết được những chuyện này".

Bà Baerbock là một trong những người thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Ukraine, và đã tới Ukraine vài lần trong giai đoạn xung đột. Ngoại trưởng Đức chất vấn thêm: "Tôi nghĩ có một số thứ bạn chỉ hiểu được nếu bạn tự mình chứng kiến".

Nhấn mạnh một lần nữa mong muốn lớn nhất của phương Tây, chính trị gia Đức khẳng định nếu Ukraine và đồng minh "không thể hiện sức mạnh ngay lúc này, sẽ không có hòa bình".

Trong khi đó, trả lời phóng viên ngày 11-3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết "khá dễ hiểu" khi Giáo hoàng phát biểu cổ vũ đàm phán, và rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều lần cho thấy Nga sẵn sàng và cởi mở với các cuộc đàm phán trong khi Ukraine bác bỏ.

Cụ thể Giáo hoàng đã nói gì về chuyện Ukraine nên "giương cờ trắng"?

Người phát ngôn Vatican Matteo Bruni sau đó đã giải thích rằng lời của Giáo hoàng bị hiểu sai. Cho rằng vấn đề nằm ở câu hỏi, ông Bruni nhấn mạnh điều Giáo hoàng muốn nói không phải là Ukraine nên "giương cờ trắng đầu hàng", thay vào đó là kêu gọi chấm dứt giao tranh.

Tranh cãi kéo dài, và trong ngày 10-3, một số hãng thông tấn đã lọc nội dung cụ thể hơn về sự kiện nêu trên.

Theo tường thuật của Reuters, Giáo hoàng đã nhận câu hỏi về lập trường của ông đối với một cuộc tranh luận xung quanh giải pháp cho Ukraine. Một luồng ý kiến nói rằng Ukraine nên từ bỏ vì không đủ sức chống các lực lượng Nga. Một luồng ý kiến khác nói việc hành động như vậy sẽ đồng nghĩa chấp nhận, hợp pháp hóa hành động của kẻ mạnh hơn.

Người phỏng vấn đã dùng cụm từ "giương cờ trắng" trong câu hỏi của mình. Đáp lại, Giáo hoàng nói: "Đây là một cách diễn giải. Đúng vậy. Nhưng tôi cho rằng người mạnh nhất là người nhìn vào tình huống, nghĩ về nhân dân, và có đủ dũng cảm để giương cờ trắng, và đàm phán".

Trong khi đó, phiên bản AFP dịch lại thì viết như sau: "Khi bạn thấy mình bị đánh bại, rằng chuyện không diễn ra tốt đẹp, bạn cần phải đủ dũng cảm để đàm phán. Bạn thấy xấu hổ, nhưng rồi bao nhiêu cái chết nữa thì chuyện mới chấm dứt? Đàm phán kịp lúc, và tìm một số nước làm trung gian. Đừng thấy xấu hổ khi đàm phán trước khi chuyện tệ hơn. Đàm phán chưa bao giờ là đầu hàng. Đó là sự dũng cảm để không khiến đất nước đi đến chỗ tự sát".

Có thể thấy ý kiến của Giáo hoàng được phân tích cẩn thận, nhưng nhìn chung vẫn chạm vào những từ ngữ nhạy cảm đối với Ukraine như "bị đánh bại" hoặc "giương cờ trắng".

Hiện nay, một cảm giác chung về cuộc xung đột này là Nga tìm mọi cách để giành lãnh thổ, giành lợi thế, và ép Ukraine phải đàm phán.

Trong khi đó, cũng như phương Tây, giới lãnh đạo Ukraine lâu nay luôn khẳng định không bao giờ đầu hàng. Họ cũng bác bỏ những đề xuất giải pháp theo hướng bất lợi cho Ukraine.

Ông Zelensky, Bộ Ngoại giao Nga nói về phát ngôn 'giương cờ trắng' của Giáo hoàng Francis

Nga cho rằng lời kêu gọi đàm phán ở Ukraine của Giáo hoàng cho thấy phương Tây cần thừa nhận sai lầm ở Ukraine. Ông Zelensky thì không đề cập trực tiếp đến Giáo hoàng khi nói về vụ việc này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định các biện pháp thuế quan không đồng nghĩa Mỹ quay lưng với ASEAN. Cụ thể ra sao?

Mỹ cần tiếp cận đa phương với ASEAN

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Nghị sĩ Thái Lan Chaiwat Sathawornwichit trao đổi với Tuổi Trẻ về ảnh hưởng thuế quan của Mỹ với kinh tế Thái Lan và ASEAN.

'Thuế quan Mỹ cũng là cơ hội cho Thái Lan'

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, tuyên bố 'ủng hộ vô điều kiện'; Đàm phán bế tắc, Hamas - Israel đổ lỗi cho nhau.

Tin tức thế giới ngày 13-7: Triều Tiên ủng hộ Nga hết mình; EU, Mexico phản ứng với thuế của Mỹ

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar