12/01/2018 15:21 GMT+7

'Vào Nam sống, tôi đã bỏ thói quen mâm cao cỗ đầy'

MAI THẮNG (Vũng Tàu)
MAI THẮNG (Vũng Tàu)

TTO - Theo bạn đọc Mai Thắng, những người miền Bắc sau thời gian sống ở miền Nam đã học cách ăn theo kiểu người Nam, đó là cách ăn ngon, vừa và không lãng phí.

Vào Nam sống, tôi đã bỏ thói quen mâm cao cỗ đầy - Ảnh 1.

Mâm cỗ đám giỗ của người dân xứ Thanh chỉ có 6 người nhưng đĩa nào đĩa đó đầy ngồn ngộn - Ảnh: Mai Thắng

Dưới đây là góc nhìn của bạn đọc này gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

TTO - Theo bạn đọc Nguyễn Văn Công, dù mang tiếng ăn chơi, nhưng trong ăn uống người miền Nam không phung phí. Dưới đây là 3 biểu hiện mà bạn đọc này quan sát và cảm nhận được.

"Tôi quê tận Thanh Hóa. Mỗi lần về quê làm giỗ bố, mẹ đứa em trai tôi bảo: "Mình phải làm mâm cao cỗ đầy, người ta sao mình vậy, phải làm đĩa nào ra đĩa đó mới oách chứ anh". 

Tôi bảo: "Nên làm gọn nhẹ, đã ăn là ăn hết, đừng bỏ thừa, rồi lại bày mâm cỗ cho người ăn sau". Chú em tôi không nghe, vậy là anh em giận nhau.

Đơn cử vừa qua, tôi về làm giỗ năm hai cho mẹ mẹ. Trời rét căm căm, mâm cỗ đầy ngất ngưởng chỉ 6 người ngồi. Mặc dù mới nấu xong, khi bưng ra còn bốc hơi, nhưng chỉ sau vài phút, chưa kịp gắp đã lạnh. Mà ăn sao được khi 6 người ăn tới loại thức ăn mỗi mâm 2 đĩa. 

Đã thế, phong tục ăn cỗ ở ngoài Bắc không như miền Nam. Đói bụng mà cứ "làm phách", đĩa nào cũng chỉ nhúng đũa, còn lại để nguyên. Mâm cỗ đầy cơi đĩa, nhưng chỉ ăn hết 1/3, còn lại người nhà bưng vào dồn lại, lại sắp mâm cho khách đến sau, vừa mất vệ sinh, vừa thiếu khoa học.

Ngoài Bắc có cái "tật xấu nữa" là người đi ăn cỗ lấy phần cho người ở nhà. Đành rằng đến ăn cỗ dù đám cưới, hay ngày giỗ, ngày kỵ, như luật bất thành văn, người đi ăn cỗ "nén bụng ăn ít" để tí nữa mang phần về con hoặc chồng, vợ. 

Thậm chí có địa phương, người đi ăn cỗ đem sẵn bao bóng để đùm xôi thịt mang về. Dẫu phong tục, nhưng rõ ràng cần bãi bỏ. Bởi vừa không đẹp mắt, vừa không đẹp lòng.

Khác với miền Nam chỉ làm vài món giản đơn, và đã ngồi vào mâm thì phải ăn hết, ăn sạch; thì ngoài Bắc bày biện nhiều món, ăn không hết để thiu nguội, đổ đi thì lãng phí, không ăn thì tiếc của.

Thực tế cho thấy, những người miền Bắc sau thời gian sống ở miền Nam đã học cách ăn theo kiểu người Nam, đó là cách ăn ngon, vừa và không lãng phí.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Theo bạn, làm sao giải quyết dứt điểm tình trạng này phung phí thức ăn thừa? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

MAI THẮNG (Vũng Tàu)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

Khánh Hòa cho biết đã tiếp nhận thông tin việc doanh nghiệp đổ đất lấp một đoạn sông Quán Trường tại phường Nam Nha Trang.

Tạm dừng lấp sông Quán Trường Nha Trang để thống nhất về làm ‘cầu công vụ’

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Nhiều hộ gia đình sống tại các chung cư ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã cơi nới ban công thành 'chuồng cọp' sắt kiên cố.

'Chuồng cọp' ở chung cư tại Nha Trang: Nỗi lo trộm át nỗi sợ cháy nổ

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng vỉa hè, lòng đường vẫn bị lấn chiếm, mong chính quyền xử lý dứt điểm, có biện pháp lâu dài.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Có nhiều giải pháp khả thi mà!

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Hệ thống cống thoát nước mưa tại xã Ea Na (tỉnh Đắk Lắk) 'tắc' suốt 3 năm nay, khiến nhiều hộ dân khốn khổ vì nước tràn vào nhà.

Dân khổ vì cống thoát nước mưa 'tắc' 3 năm trời

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, phân làn giao thông như thế nào?

Trong thời gian mở rộng tuyến cao tốc về miền Tây, cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, việc đi lại của người dân sẽ có nhiều thay đổi.

Mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, phân làn giao thông như thế nào?

Người phụ nữ được trả lại nhà đất sau 8 tháng bị chiếm giữ

Người phụ nữ ở Vĩnh Long đã được trả lại nhà đất sau 8 tháng bị người khác tự ý cắt ổ khóa, chiếm giữ.

Người phụ nữ được trả lại nhà đất sau 8 tháng bị chiếm giữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar