11/10/2011 06:33 GMT+7

Vào đời bằng con đường học nghề

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TT - Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay đã khép lại và các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trường nghề đang tiếp tục tuyển sinh nghề với đầu vào rộng mở.

Phóng to

Buổi thực hành của học sinh lớp trung cấp điện lạnh 10B hệ TCCN Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng - Ảnh: Như Hùng

Những thí sinh không thể vào ĐH, CĐ vẫn còn nhiều cơ hội chọn lối vào đời bằng con đường học nghề.

Học nghề ở trường ĐH

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, bậc TCCN và CĐ nghề đang nhận hồ sơ của thí sinh đến ngày 20-10. Năm nay trường tuyển sinh 15 ngành học thuộc ba nhóm: kỹ thuật, hóa - thực phẩm, kinh tế. Theo ông Phạm Thái Sơn - phó phòng tuyển sinh nhà trường - điều kiện tuyển sinh khá dễ dàng.

Nhà trường xét tuyển theo nhóm ngành, các ngành kỹ thuật xét điểm môn toán, lý; ngành hóa - thực phẩm môn toán, hóa; ngành kinh tế môn toán, văn. Thí sinh có tổng điểm hai môn xét tuyển từ 9 trở lên sẽ có cơ hội trúng tuyển rất cao. “Thí sinh sẽ biết kết quả xét tuyển ngay sau khi nộp hồ sơ” - ông Sơn cho biết. Bên cạnh đó, trường này cũng tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển vào bậc CĐ nghề. Ở bậc học này nhà trường ưu tiên xét tuyển thí sinh dự thi ĐH của ba khối A,B,D đạt kết quả từ 7 điểm trở lên.

Tùy từng trường, đối tượng tuyển sinh khác nhau nhưng hầu hết đều tuyển cả đối tượng tốt nghiệp THCS (học bốn năm) và THPT (học hai năm). Riêng đối tượng hoàn thành chương trình lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp THPT có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Những đối tượng rớt tốt nghiệp THPT sẽ học TCCN với thời gian 25-27 tháng.

Tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM vẫn tiếp tục xét tuyển bậc TCCN 11 ngành: kỹ thuật (xây dựng, điện tử, điện công nghiệp); kinh tế - quản trị (hạch toán kế toán, tài chính - ngân hàng...); du lịch - nhà hàng khách sạn... Thời gian học bậc TCCN của trường là 18 tháng. Nhà trường cũng đang nhận hồ sơ hệ CĐ thực hành với 15 ngành đào tạo, xét tuyển các thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Nhận hồ sơ xét tuyển TCCN, CĐ thực hành đến hết ngày 30-10.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết đang tiếp tục nhận hồ sơ bậc TCCN với 17 ngành đào tạo. Đặc biệt, nhà trường có các lớp buổi tối ngành kế toán, xây dựng công nghiệp và dân dụng. Bên cạnh đó, trường còn đào tạo một số ngành có cấp chứng chỉ nước ngoài (tin học - quản trị mạng và website, kế toán). Trường ĐH Văn Lang đang nhận hồ sơ xét tuyển bậc TCCN ba ngành: điều dưỡng đa khoa, kế toán - tin học, quản trị nhà hàng khách sạn. Nhận hồ sơ xét tuyển nhiều đợt đến cuối năm nay với khoảng 500 chỉ tiêu.

Đối tượng tuyển sinh bậc TCCN ở các trường khá rộng từ thí sinh đã thi ĐH, CĐ năm 2011 hoặc đã tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, đã học xong lớp 12 nhưng chưa tốt nghiệp, đã tốt nghiệp THCS.

Dễ có việc, được liên thông

Theo ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, năm nay với hơn 400.000 chỉ tiêu bậc TCCN, các trường tuyển sinh đến bốn đợt/năm. Như vậy tất cả thí sinh rớt ĐH, CĐ đều có cơ hội theo học ngành nghề mình yêu thích từ bậc trung cấp để sau đó liên thông lên bậc học cao hơn.

Những người học CĐ nghề hoặc TCCN cơ hội có việc làm sau khi tốt nghiệp khá cao, vì hiện nay nhu cầu lao động có tay nghề ở các doanh nghiệp luôn khan hiếm. Bà Ngô Thị Quỳnh Xuân - hiệu trưởng Trường CĐ Nghề du lịch Sài Gòn - cho biết hầu hết học sinh sinh viên của trường tốt nghiệp đều kiếm được việc làm với mức lương khá cao.

Ông Trần Phan Việt Dũng (ĐH Văn Lang) cho rằng những thí sinh không trúng tuyển ĐH, CĐ quyết định chọn con đường học TCCN là sự lựa chọn đúng. “Sau hai năm học trung cấp, người học có thể học thêm một năm nữa để lấy thêm một bằng TCCN, học liên thông lên bậc học cao hơn; có thể tìm việc làm ngay và tự trang trải chi phí học liên thông vào buổi tối rất thuận lợi” - ông Dũng phân tích.

Nhiều lựa chọn

Năm nay một số trường xây dựng chương trình đào tạo bậc TCCN theo hướng mở, sau học kỳ đầu tiên người học có thể định hướng nghề nghiệp chuyển đổi giữa các chuyên ngành với nhau. Các trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM... đều cho phép học sinh TCCN được chuyển đổi các ngành trong cùng nhóm ngành. Sau khi tốt nghiệp TCCN tại Trường ĐH Văn Lang, người học có thể đăng ký học thêm một năm lấy bằng TCCN ngành khác.

Ông Trần Phan Việt Dũng - trưởng ban TCCN nhà trường - giải thích: “Với đào tạo theo hướng mở, nhà trường cho phép người học bảo lưu những môn học chung. Sau ba năm, người học có được hai bằng TCCN...”.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng kỳ nghỉ hè để gần con thêm một chút

Hè này cho con làm gì? Gửi về quê nhờ ông bà chăm? Chia phiên nghỉ để thay nhau trông con? Hay tiếp tục cắm cúi giữa guồng quay "lo ăn, lo học, lo chơi"…

Tận dụng kỳ nghỉ hè để gần con thêm một chút

Bạn đọc Tuổi Trẻ góp sức thực hiện điều ước cho bệnh nhi ung thư

Hướng đến Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” năm 2025 do báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức đã nhận được sự đồng hành của đông đảo bạn đọc với mong muốn gửi tặng những phần quà ước nguyện đến các em nhỏ đang điều trị ung thư.

Bạn đọc Tuổi Trẻ góp sức thực hiện điều ước cho bệnh nhi ung thư

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Lướt miệt mài, quẹt tích cực mãi mà chẳng gặp chân ái mình nhưng nhiều bạn trẻ vẫn nghiện cảm giác được sống trên các ứng dụng hẹn hò.

Mải miết quẹt app hẹn hò: Người bị 'nghiện', kẻ hoài nghi chính mình

Tìm ra cách cứu cô gái đuối nước giữa sông Thạch Hãn rồi lặng lẽ rời đi

Thấy có người chới với giữa sông Thạch Hãn, người đàn ông 43 tuổi nhanh chóng nhờ một chiếc thuyền chạy ra giữa dòng, dìu nạn nhân vào bờ, sơ cứu rồi lặng lẽ rời đi.

Tìm ra cách cứu cô gái đuối nước giữa sông Thạch Hãn rồi 
lặng lẽ rời đi

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên

Nhỏ gọn, thông minh và đầy thử thách, những chiếc xe mô hình tại sân chơi kỹ thuật năm nay đã tạo nên một đường đua 'nóng' từ công nghệ đến chiến thuật.

Kịch tính màn tranh tài xe mô hình của sinh viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar