10/04/2025 13:24 GMT+7

Văn học hậu chiến khâu lại những vết thương

Xem Địa đạo, nhà văn Bảo Ninh nhận ra người trẻ rất quan tâm đề tài chiến tranh cách mạng nếu tác phẩm làm họ xúc động.

văn học hậu chiến - Ảnh 1.

Nhà văn Bảo Ninh (trái) và nhà văn Nguyễn Bình Phương - Ảnh: T.ĐIỂU

Đó cũng là cơ hội lớn cho ra đời một tác phẩm văn học đỉnh cao về đề tài này.

Tại hội thảo văn học "Nhìn lại văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", do tạp chí Văn Nghệ Quân Đội tổ chức ngày 9-4 tại Hà Nội, hai "từ khóa" được nhắc đến nhiều nhất là "Nỗi buồn chiến tranh" và "Địa đạo".

TS Phạm Xuân Thạch nói văn học viết về đề tài chiến tranh thời hậu chiến ngoài tác phẩm của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, Mưa đỏ của Chu Lai... thì phải kể đến những thế hệ tiếp nối.

Như Mình và họ của Nguyễn Bình Phương hay các tác phẩm viết về cuộc chiến với góc nhìn độc đáo của lớp tác giả trẻ không đi qua chiến tranh như Huỳnh Trọng Khang, Lê Khải Việt.

"Nỗi buồn cao cả" trong văn học hậu chiến

GS Trần Đình Sử dành bài tham luận riêng về cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Ông nói tác phẩm đã ra đời hơn 30 năm, nhưng việc đọc hiểu tác phẩm này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Chiến tranh có rất nhiều mất mát, đau thương, khốc liệt, tan vỡ, hủy hoại, ông Sử cho rằng nỗi buồn là một phương diện không tách rời của chiến tranh. Và đó là nỗi buồn cao cả. Văn học hậu chiến cũng có cái cao cả của riêng nó.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định trong Nỗi buồn chiến tranh Bảo Ninh đã đứng ở chủ nghĩa nhân đạo để nhìn cuộc chiến. Nhà văn Nguyễn Bình Phương nói sau khi đất nước thống nhất, hòa bình, văn học với thiên lương của mình vẫn tiếp tục khắc họa những nét đẹp của người Việt trong chiến tranh.

Đồng thời tìm cách khâu vá lại những vết thương tinh thần do chiến tranh để lại, phân tích và đánh giá để tìm ra những bài học kinh nghiệm cho tương lai.

Văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến giúp bạn đọc nhìn được tình thế của dân tộc mình, ứng xử của người Việt trong những thời khắc cam go ác nghiệt nhất. Và thấy khát vọng thống nhất để càng trân quý giá trị của hòa bình hôm nay.

Ghi nhận thành tựu không nhỏ của văn học viết về chiến tranh sau ngày đất nước thống nhất, nhà phê bình Ngô Thảo nói chúng ta đã có nền văn học cởi mở hơn.

Ở đó "người vui được nói chuyện vui, người buồn được nói chuyện buồn, những người lính tài hoa biết nói thật tâm trạng của mình".

văn học hậu chiến - Ảnh 2.

Hội thảo được đánh giá cao về chất lượng khi thu hút những tên tuổi lớn trong làng văn chương tham gia góp ý kiến và mỗi tham luận lại có người phản biện, trao đổi - Ảnh: T. ĐIỂU

Mong tác phẩm đỉnh cao

Nhận định cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước là cơn địa chấn đánh động vào tâm thế dân tộc, làm thay đổi chúng ta rất nhiều nên ông Ngô Thảo hy vọng đó vẫn tiếp tục là đề tài cho văn học nghệ thuật khai thác.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà phê bình Phạm Xuân Thạch, Đỗ Hải Ninh và nhà văn Bảo Ninh... đều có chung niềm hy vọng này.

Họ mong sắp tới có nhiều tác phẩm về chiến tranh của những tác giả sinh sau chiến tranh. Nhìn vào các cây viết trẻ viết về đề tài chiến tranh như Lê Khải Việt hay Huỳnh Trọng Khang, ông Thạch cũng đầy hy vọng trong tương lai.

Nhà văn Bảo Ninh xúc động nói cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta "máu xương đổ ra mênh mông", trong đó có máu xương của nhiều văn nghệ sĩ.

Ông cho rằng nếu thế hệ nhà văn hôm nay bỏ qua đề tài văn học chiến tranh là có lỗi lớn với các chiến sĩ, các nhà văn đã hy sinh. Ông mong người trẻ tiếp tục viết về đề tài này và sẽ tạo ra tác phẩm đỉnh cao của văn học Việt.

Vừa xem phim Địa đạo về, Bảo Ninh đầy niềm tin rằng công chúng rất quan tâm đến đề tài chiến tranh cách mạng nếu tác phẩm đủ hay, đủ lay động họ.

Và các văn nghệ sĩ dẫu không đi qua chiến tranh vẫn có thể tạo ra những tác phẩm xuất sắc, cảm động về đề tài chiến tranh nếu họ thực sự làm bằng trái tim, sống chết với tác phẩm, như đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã làm.

Định kiến về văn học chiến tranh Việt Nam?

Văn học hậu chiến khâu lại những vết thương - Ảnh 2.

Trưng bày một số cuốn sách tiêu biểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Thư viện Quân đội - Ảnh: T.ĐIỂU

TS Đỗ Hải Ninh cho biết có ý kiến cho rằng văn học viết về chiến tranh của chúng ta chưa đạt đến tầm triết học.

Bà thấy khác, có những tác phẩm chạm đến thân phận con người, về cái ác, bạo lực, về nhân tính... Đấy là những vấn đề mang tầm triết học, ẩn chứa những suy tư về triết học.

Cũng có ý kiến nói văn học chiến tranh chưa đủ cảm xúc, bà Ninh không đồng tình và nói "hãy đọc lại những tác phẩm hay nhất của văn học chiến tranh Việt Nam" như Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Bến không chồng (Dương Hướng)...

Kịp nhớ những niềm đau hậu chiến

TTO - Dữ liệu ngồn ngộn từ các đồng đội đa dạng cảnh đời và trùng trùng những tình huống độc đáo tưởng như có thể trải ra trên rất nhiều trang bản thảo, mà Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt là một chia sẻ kịp thời với bạn đọc hôm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar