26/05/2016 12:08 GMT+7

Yên Tử vào top điểm đến hành hương cho tín đồ Phật giáo

XUÂN LỘC (Theo The Star)
XUÂN LỘC (Theo The Star)

TTO - Bên cạnh những cái tên Bodh Gaya (Ấn Độ), chùa Shwedagon (Myanmar), Luang Prabang (Lào), Doi Suthep (Thái Lan)… núi Yên Tử (Việt Nam) cũng là một trong 8 điểm đến hành hương lý tưởng cho các tín đồ Phật giáo, theo báo The Star, Malaysia.

1. Lumbini, Nepal

 Lumbini là địa điểm hành hương quan trọng bậc nhất tại Nepal - Ảnh: nigioingaynay

Được cho là nơi Đức Phật ra đời, Lumbini là địa điểm hành hương quan trọng bậc nhất tại Nepal.

Năm 563 trước Công nguyên, hoàng hậu Mayadevi đã hạ sinh hoàng tử Siddahartha Gautama - người sau này trở thành Đức Phật tổ. Vì thế, Lumbini đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Ở đây có khá nhiều chùa như Maya Devi, các đài tưởng niệm, thiền viện và có cả một bảo tàng trong khuôn viên chùa. Đặc biệt hơn cả là hồ nước thiêng nơi Đức Phật tắm.

2. Bodh Gaya, Ấn Độ

Bodh Gaya là nơi Đức Phật giác ngộ những chân lý sống - Ảnh: famousplacesfinder

Nằm trong khuôn viên của chùa Mahabodhi, Bodh Gaya là nơi Đức Phật giác ngộ những chân lý sống và sau đó niết bàn cạnh cây bồ đề. Đối với những tín đồ của Phật giáo, đây là một trong bốn địa danh hành hương nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất.

Năm 2002, chùa đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

3. Cung điện Potala, Tibet

Cung điện Potala được xây dựng giữa thung lũng Lhasa - Ảnh: thelandofsnow

Là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng, cung điện Potala được xây dựng giữa thung lũng Lhasa và là nơi ở của Đức Đạt Lai Đạt Ma cho đến khi vị Đạt Lai Đạt Ma đời thứ 14 quyết định đến sinh sống tại Ấn Độ vào năm 1959.

Hàng ngàn tín đồ Phật giáo tới đây mỗi năm để thể hiện lòng thành của mình. Nơi đây đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1994.

4. Anuradhapura, Sri Lanka

Anuradhapura là thủ phủ của dòng Phật giáo nguyên thủy đã hàng thế kỷ nay - Ảnh: remotelands

Nằm cách thủ đô của Sri Lanka 205km về phía bắc, Anuradhapura là thủ phủ của dòng Phật giáo nguyên thủy hàng thế kỷ nay. Tám địa danh linh thiêng nơi Đức Phật ghé thăm được gọi là Atamasthana, nằm tại vương quốc cổ đại này.

Ngày nay có đến 40km2 xung quanh những địa danh linh thiêng này là các thiền viện. UNESCO công nhận Anuradhapura là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1982.

5. Chùa Shwedagon, Myanmar

Shwedagon là một điểm đến hành hương nổi tiếng ở Myanmar - Ảnh: hoteltrip

Còn gọi là chùa lớn Dagon hay chùa Vàng, Shwedagon có một bảo tháp được mạ bằng vàng nằm ở Yagon.

Tọa lạc trên ngọn đồi Singuttara, đây là nơi linh thiêng nhất đối với các tín đồ Phật giáo tại Myanmar và được cho là nơi nắm những báu vật của 4 vị Phật đầu tiên.

6. Luang Prabang, Lào

Các vị sư thầy đi khất thực mỗi sáng trên các con đường ở Luang Prabang - Ảnh: Michaelfairchild

Mang ý nghĩa là “hình ảnh của Đức Phật trong hoàng gia”, thành phố bao gồm 58 ngôi làng và 33 trong số đó được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Luang Prabang nổi tiếng với rất nhiều thiền viện và chùa.

Mỗi sáng, hàng trăm vị sư đi khất thực trên các con đường và địa danh mang tính biểu tượng cho Luang Prabang.

7. Doi Suthep, Thái Lan

Doi Suthep là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Thái Lan - Ảnh: thousandwonders

Cách Chiang Mai 15km là đến Doi Suthep - ngôi chùa theo dòng Phật giáo nguyên thủy và là một nơi linh thiêng đối với người dân Thái Lan. Bạn có thể chọn cách leo hơn 300 bậc thang hay đi xe điện để có thể ghé thăm nơi này.

Có rất nhiều chùa, tượng đá, chuông và cả một bảo tàng. Nơi linh thiêng nhất ở đây là phù đồ làm bằng đồng nguyên bản.

Ngoài ra, thiền viện được thành lập từ những năm 1383 do đức vua Ke Naone xây dựng để làm nơi cất giữ xá lị của Đức Phật.

8. Núi Yên Tử, Việt Nam

Yên Tử là nơi nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, những báu vật mang giá trị lịch sử và những ngôi chùa cổ - Ảnh: quangninh.gov.vn

Là địa danh quan trọng nhất đối với các tín đồ Phật giáo Việt Nam, núi Yên Tử là nơi nổi tiếng với phong cảnh tuyệt đẹp, những báu vật mang giá trị lịch sử và những ngôi chùa cổ.

Các tín đồ khi đến đây phải leo qua những bậc thang trên núi Yên Tử để đến được chùa Đồng nằm ở đỉnh núi. Đây là nơi sau khi thoái vị, vua Trần Nhân Tông đã xuống tóc đi tu.

XUÂN LỘC (Theo The Star)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar