15/03/2015 16:50 GMT+7

Lung linh huyền bí đại lễ cầu nguyện Tây Tạng

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Nhiếp ảnh gia Kevin Frayer của Getty Images ghi lại các hình ảnh rực rỡ sắc màu và lung linh huyền bí của đại lễ cầu nguyện Phật giáo Tây Tạng tại tu viện Labrang (tỉnh Cam Túc, Trung Quốc).

Bức tranh lụa thangka thêu hình đức Phật tinh xảo - Ảnh: Getty Images

Theo báo Anh International Business Times ngày 12-3, đại lễ cầu nguyện là lễ hội cầu nguyện quan trọng nhất trong năm của Phật giáo Tây Tạng tại Trung Quốc, diễn ra thường niên bốn ngày vào đầu tháng 3 hằng năm.

Báo Anh Guardian cho biết đại lễ cầu nguyện được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1409 tại các tu viện tín ngưỡng dành cho Phật giáo Tây Tạng ở Cam Túc, thu hút hàng ngàn phật tử tham gia tạo nên không gian lễ hội lung linh và huyền bí.

Một trong những nghi lễ quan trọng của đại lễ cầu nguyện là các tín đồ Phật giáo khiêng bức tranh lụa khổng lồ thangka có chiều dài 30m và bề rộng 20m lên một ngọn đồi có tầm nhìn hướng về phía tu viện Labrang.

Khi bình minh ló dạng cùng với những tia nắng đầu tiên xuất hiện, các phật tử sẽ chính thức trải rộng bức tranh lụa được thêu hình đức Phật tinh xảo và cầu nguyện với ngụ ý mang lại những điều may mắn và ban phước lành cho thế gian.

Tu viện Labrang là một trong sáu tu viện linh thiêng của phái Gelug, còn được gọi là phái Mũ vàng của Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc.

Các phật tử Tây Tạng thuộc phái Mũ vàng tập trung ở tu viện Labrang - Ảnh: Getty Images
Có thời điểm tuyết rơi trong bốn ngày diễn ra đại lễ cầu nguyện - Ảnh: Getty Images
Người dân địa phương hướng về phía nghi lễ đại lễ cầu nguyện ở tu viện Labrang - Ảnh: Getty Images
Hai phật tử thực hiện kora - nghi thức hành hương và thực hành thiền định - Ảnh: Getty Images
Đại lễ cầu nguyện lung linh và huyền bí của những phật tử Tây Tạng phái Mũ vàng - Ảnh: Getty Images

 

 

 

Cận cảnh nghi lễ phật tử khiêng bức tranh lụa thangka - Ảnh: Getty Images
Bức tranh lụa thangka thêu hình đức Phật tinh xảo - Ảnh: Getty Images
Người dân địa phương hướng về phía nghi lễ đại lễ cầu nguyện ở tu viện Labrang - Ảnh: Getty Images
Họ cầu nguyện với mong muốn đức Phật ban phước lành và những điều may mắn - Ảnh: Getty Images
Người dân Tây Tạng trong trang phục truyền thống tại đại lễ cầu nguyện - Ảnh: Getty Images
Người dân địa phương và cánh báo chí hướng về phía nghi lễ đại lễ cầu nguyện ở tu viện Labrang - Ảnh: Getty Images
HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar