16/11/2021 22:44 GMT+7
Trở lại chủ đề

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Triển lãm cho thấy rõ quan điểm "văn hóa soi đường cho quốc dân đi" mà Bác Hồ từng phát biểu cũng như đã thực hiện trong suốt cuộc đời mình, qua những chỉ đạo, những cuốn sách Bác viết, bức thư Bác gửi các trí thức, văn nghệ sĩ…

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi - Ảnh 1.

Các đại biểu tham quan triển lãm - Ảnh: T.ĐIỂU

Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã khai mạc triển lãm Văn hóa soi đường cho quốc dân đi tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 phố Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chiều nay 16-11.

Triển lãm kéo dài tới ngày 27-11, đồng thời được giới thiệu trực tuyến trên website http://trienlamvhnt.vn từ ngày 16-11 đến 31-12.

Triển lãm để chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 sắp diễn ra tại Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng trong phát biểu khai mạc triển lãm cho biết ban tổ chức mong muốn giới thiệu tới rộng rãi công chúng sự giàu có của văn hóa, di sản nước nhà, về vai trò quan trọng của văn hóa với sự phát triển của đất nước.

Những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý về văn hóa Việt Nam từ văn hóa Đông Sơn, văn hóa Chăm… tới nay mà đặc biệt là nền văn hóa trong thời đại Hồ Chí Minh được giới thiệu tới công chúng.

320 hình ảnh cùng hơn 123 tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý được giới thiệu tới người xem như: tạp chí Tiên Phong của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam - Hà Nội số ra ngày 10-11-1945 trong đó có đăng Đề cương Văn hóa Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi - Ảnh 2.

Bác Hồ đọc bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh: T.ĐIỂU chụp lại

Sách Một nền văn hóa mới in bài viết của hai tác giả Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi giới thiệu về tình hình, triển vọng của văn hóa Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và chương trình kiến thiết một nền văn hóa Việt Nam mới trong tương lai in lần thứ hai năm 1945 cũng được giới thiệu tới người xem.

Những nhạc cụ tự chế của bộ đội Cụ Hồ để phục vụ các chiến sĩ nơi chiến trường được trưng bày cho thấy văn hóa văn nghệ luôn được sử dụng như một vũ khí tinh thần mạnh mẽ đồng hành cùng dân tộc trong những cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi - Ảnh 3.

Nhạc cụ tự chế của những nghệ sĩ - chiến sĩ - Ảnh: T.ĐIỂU

Rồi những cuốn ký họa chiến tranh, những bản nhạc được viết ra bên mùi khói bom và từ khát vọng độc lập, hòa bình, hạnh phúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, thư của họa sĩ Tô Ngọc Vân - giám đốc Trường đại học Mỹ thuật Việt Bắc gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17-1-1952, vở học văn hóa của anh hùng quân đội Đinh Núp và chiến sĩ nuôi quân Hồ Rê ở Tây Nguyên khi học tại Trường phổ thông Lao động, Liên khu 5 (Trung Bộ)... cũng được trưng bày.

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi - Ảnh 4.

Vở học văn hóa của anh hùng quân đội Đinh Núp và chiến sĩ nuôi quân Hồ Rê - Ảnh: T.ĐIỂU

Đặc biệt, công chúng cũng được khám phá nhiều hiện vật về Bác như bộ sưu tập thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng Chân dung Bác Hồ của nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim sáng tác năm 1946, đôi guốc mộc, bộ quần áo nâu cho thấy sự giản dị của Bác Hồ - một nếp văn hóa đẹp.

Những hình ảnh "lạ" về Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được nhiều người biết tới cũng được giới thiệu trong triển lãm như hình ảnh Bác đang chăm chú tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay đang đọc bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám…

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi - Ảnh 5.

Thư Bác Hồ gửi các họa sĩ nhân triển lãm tháng 12-1951 - Ảnh: T.ĐIỂU

Người dân cũng có cơ hội được xem nghị quyết của UNESCO (năm 1987) tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, đĩa hát do bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô tặng Bác Hồ…

Triển lãm còn cho thấy rõ quan điểm "văn hóa soi đường cho quốc dân đi" mà Bác từng phát biểu và thực hiện trong suốt cuộc đời mình, qua những chỉ đạo, những cuốn sách Bác viết, bức thư Bác gửi các trí thức, văn nghệ sĩ như thư gửi bác sĩ Tôn Thất Tùng, Vũ Đình Tụng, thư gửi "chú thím Mai" (vợ chồng giáo sư Đặng Thái Mai), thư gửi các họa sĩ kháng chiến…

Trưng bày sách lý luận chính trị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều tác giả

TTO - Những cuốn sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Xây dựng chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn... đang được trưng bày cùng nhiều sách lý luận chính trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar