13/09/2016 16:39 GMT+7

"Văn hóa ăn phở" - Kỳ 3: Phở ra thế giới

TRỊNH QUANG DŨNG
TRỊNH QUANG DŨNG

TTO - Sau năm 1975, thời thế lật sang một trang sử mới, mở đầu thời kỳ toàn cầu hóa của phở: “Phở goes global - Phở Việt ra thế giới!”.

Một quán phở tại Quận 13 - Paris (Pháp) - Ảnh: TR.N.


Trước tiên, do hoàn cảnh “thời thế, thế thời phải thế!”, phở lên tàu cùng các cư dân vượt biển di tản.

Phở tràn sang trú ngụ ở quận 13 kinh đô ánh sáng Paris hoa lệ. Tôi từng được đãi phở ở Pháp khá đắt giá 30 quan/bát (tiền tệ Pháp khoảng 6 USD), vừa ăn vừa xót ruột bởi chất lượng quá tệ với bánh phở khô, thịt bò tủ lạnh cắt ra và nước dùng nhạt thếch.

Phở vượt Thái Bình Dương sang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chọn quận Cam bang California lập nghiệp trong cộng đồng Việt. Cả một “Tiểu Sài Gòn” di cư sang đất Mỹ mà không có phở thì thật phi lý. Song sang Hợp chủng quốc phở Việt có kích cỡ “khủng bố”, ăn theo “dạ dày” Mỹ có khác!

Nếu theo định nghĩa trong từ điển Việt Nam, bát phở nơi đây phải gọi là “chậu phở”, ăn một lần tởn đến già.

Năm 1990, một người đầu bếp Mỹ có tên Didi Emmons đã mở quán phở đầu tiên ở tận thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Vị kỳ diệu của phở đã dần lan tỏa sang cộng đồng dân Mỹ và nhanh chóng lan tỏa ra nhiều bang nước Mỹ.

Rồi lần lần phở có mặt ở nhiều nơi trên thế giới: phở Xibdelo xứ sở sương mù, đạo phở ở Úc, phở ở khu chợ Sapa Praha Cộng hòa Czech, phở Warsaw Ba Lan. Phở hiện diện tại Dom 5 Matxcơva, phở có tại xứ sở vạn tượng Vientiane Lào, phở sang Phnom Penh đất nước Apsara - Ăngco kỳ vĩ.

Đến xứ kim chi, phở có sức hút kỳ lạ, người Hàn thích phở đến độ nhiều người mở quán nấu phở, dám cạnh tranh với ngay cả “chính chủ”, lập nên kỳ tích phở Hàn gốc Việt… “Con đường phở Việt” cứ thế vươn dài, len lỏi khắp hành tinh: ở đâu có người Việt - ở đó có phở! Quả là không ngoa chút nào.

Quán phở do người Việt làm chủ ở TP Sao Paulo (Brazil) - Ảnh: TR.N.

Đặc tính chung của phở hải ngoại là dùng bánh phở khô, hương vị phần nào biến tấu theo gu của cư dân bản địa mà nếu chiếu theo tiêu chuẩn truyền thống về phở của các bậc kỳ lão trong nghệ thuật ẩm thực thì đó chỉ là một loại phở “nhái” vụng về khó có thể chấp nhận.

Tuy nhiên, theo thời gian, cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, châu Mỹ, ở Úc…

Diện mạo phở nước ngoài cũng cải thiện, chất lượng nâng cao rõ rệt. Đã có bánh phở tươi làm tại chỗ, gia vị gốc, thậm chí nhiều Việt kiều còn tự hào nhận xét: ngon hơn phở ở quê nhà. Tuy nhiên, khách quan mà đánh giá khó có nơi nào bắt được cái “hồn” của phở như phở Hà Nội!

Các món gia vị cốt yếu được tuyển chọn từ quê nhà theo cánh chim sắt Vietnam Airlines sang phục vụ cộng đồng và góp phần thăng hoa hương phở Việt ra toàn cầu.

Từ thập niên 1990, kinh tế Việt Nam cất cánh thời mở cửa, vị thế quốc gia dần nâng cao trên trường quốc tế đã góp phần tôn vinh vị thế phở Việt trên toàn cầu.

Phở không còn chỉ khu trú trong cộng đồng Việt mà bắt đầu chinh phục khẩu vị toàn thế giới.

TRỊNH QUANG DŨNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar