13/11/2023 17:57 GMT+7

Vận dụng nghị quyết 98 giải quyết nhà ven, trên kênh rạch ở TP.HCM

Đó là một trong những đề xuất đáng chú ý về cơ chế để giải quyết di dời nhà ven, trên kênh rạch kết hợp dự án đô thị trên địa bàn TP.HCM, tại hội thảo vấn đề nhà trên và ven kênh rạch TP.HCM chiều 13-11.

Nhà ở ven kênh rạch quận 8, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Nhà ở ven kênh rạch quận 8, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Chiều 13-11, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo vấn đề nhà ven, trên kênh rạch TP.HCM thu hút nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia.

Di dời nhà ven, trên kênh rạch chậm

Đặt vấn đề, ông Phạm Bình An, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, khẳng định nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra 7 chương trình đột phá, trong đó có chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020. 

Theo đó, vấn đề di dời nhà ven, trên kênh rạch để tạo lập không gian đô thị sạch đẹp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố.

"Tuy nhiên sau gần 10 năm triển khai, dù có nhiều nỗ lực nhưng tiến độ di dời nhà ven kênh rạch ở thành phố còn chậm. Giai đoạn 2016 - 2020 thành phố chỉ mới di dời được 2.479/20.000 căn, đạt 12,4%. 

Thành phố đã có kế hoạch để di dời được 6.500 căn trong giai đoạn 2021 - 2025 kết hợp với các chương trình giải quyết ô nhiễm, chương trình nhà ở, đề án phát triển kè sông và kinh tế ven sông. Các vấn đề này rất cần ý kiến đóng góp của các chuyên gia cho thành phố", ông Bình An gợi mở.

Đóng góp ý kiến, tiến sĩ Dư Phước Tân, chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, cho hay hệ thống kênh rạch trong nội thành TP.HCM có 5 tuyến chính với tổng chiều dài hơn 105km, bảo đảm tưới tiêu cho 14.200ha. 

Tuy nhiên theo thống kê từ năm 1993 đến nay thì kênh rạch đã bị thu hẹp với việc phát sinh hơn 65.000 căn nhà ven, trên kênh rạch cùng với vấn đề của phát triển đô thị.

Ông Tân cho biết từ năm 1993 đến 2020, việc di dời nhà ở ven, trên kênh rạch ở TP.HCM trải qua 5 giai đoạn với khoảng 38.000 căn đã giải tỏa. Nhìn chung tiến độ di dời là chậm, không đạt.

"Theo kế hoạch, dự kiến đến 2025 thành phố sẽ giải tỏa được 2.867 căn/tổng chỉ tiêu 6.500 căn, đạt tỉ lệ hơn 44%, chỉ tiêu trên vẫn là rất khiêm tốn…", ông Tân nói.

Tiến sĩ Dư Phước Tân đề xuất vận dụng nghị quyết 98 để giải quyết nhà ven, trên kênh rạch tại TP.HCM - Ảnh: ÁI NHÂN

Tiến sĩ Dư Phước Tân đề xuất vận dụng nghị quyết 98 để giải quyết nhà ven, trên kênh rạch tại TP.HCM - Ảnh: ÁI NHÂN

Vận dụng nghị quyết 98 để huy động vốn đầu tư

Kết quả đó của thành phố, theo ông Tân, một trong những khó khăn cơ bản là do nguồn vốn để di dời giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch là rất lớn trong khi ngân sách TP còn eo hẹp.

Bên cạnh đó, các hình thức huy động xã hội hóa nguồn vốn như: đổi đất lấy hạ tầng (BT - điển hình là dự án Rạch Ụ Cây, quận 8); phương thức khai thác đất tại chỗ sau khi giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch (điển hình như dự án bờ nam kênh Đôi, quận 8); phương thức khai thác đất đai mở rộng ranh dự án (dự án rạch Văn Thánh) vẫn còn các vướng mắc khiến kết quả chưa đạt.

Ngoài ra các dự án di dời, giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch còn gặp phải nhiều khó khăn về pháp lý dự án, công tác thẩm định giá; khó khăn trong giải tỏa, đền bù, tái định cư; khó khăn trong phương án bảo đảm sinh kế cho người dân bị giải tỏa để người dân đồng thuận...

"Từ khi TP được triển khai nghị quyết 98, TP có thể vận dụng cơ chế linh hoạt về tài chính, ngân sách, nguồn thu để tập trung đầu tư cho các dự án di dời, giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch. Đây là một trong những hướng ra để đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới", ông Tân đề xuất.

Một đề xuất được tiến sĩ Võ Kim Cương nêu ra tại hội thảo là việc di dời nhà ven, trên kênh rạch, việc cải tạo kênh rạch cần kết hợp chặt chẽ với dự án cải tạo đô thị của lưu vực.

"Quan điểm là các dự án đô thị này phải làm lớn và "chậm mà chắc", các dự án cần có tầm nhìn lớn về đô thị...", ông Kim Cương gợi mở.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng góp ý về giải pháp huy động tổng hợp nguồn vốn để thực hiện các dự án di dời nhà ven, trên kênh rạch. 

Trong đó, ý kiến góp ý về cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian để giải quyết vấn đề nhà ở ven, trên kênh rạch vừa giải quyết được cơ chế vốn đầu tư vừa tạo ra các giá trị lớn hơn cho đô thị ven kênh rạch được nhiều chuyên gia lưu tâm.

Cần ưu tiên vốn cho các dự án di dời nhà ven kênh, rạch ở TP.HCM

TTO - Theo Sở Xây dựng TP.HCM, hiện nay đa số dự án di dời nhà trên và ven kênh, rạch ở TP chưa được bố trí vốn, không được lựa chọn là các dự án cấp bách, ưu tiên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Khởi tố vụ án, 5 bị can liên quan 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án và khởi tố 5 bị can.

Khởi tố vụ án, 5 bị can liên quan 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Đưa vụ sữa Hiup giả và 5 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã thống nhất đưa 6 vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Đưa vụ sữa Hiup giả và 5 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo

Phá dỡ tàu mắc cạn để lấy mặt bằng cho dự án điện hạt nhân

Con tàu mắc cạn nặng 4.563 tấn tại bãi rêu thôn Vĩnh Trường (xã Phước Dinh, tỉnh Khánh Hòa) từ năm 2023, đang được phá dỡ.

Phá dỡ tàu mắc cạn để lấy mặt bằng cho dự án điện hạt nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar