19/11/2018 10:01 GMT+7

Vẫn còn kịp cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TTO - Quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành tuần rồi đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là giới văn hóa nghệ thuật.

Vẫn còn kịp cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế - Ảnh 1.

Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị - trên đường Lê Lợi, đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Phú Xuân - luôn là điểm đến yêu thích của du khách - Ảnh: M.AN

Bảo tàng ngoài việc "gộp" Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị và Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng sẵn có, phần quan trọng nhất là không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật.

Từ trước đó, năm 2016 tỉnh cho thành lập hội đồng tư vấn lựa chọn tác phẩm, và đến đầu năm 2018 đã "mạnh dạn" cấp 1 tỉ đồng để sở văn hóa và hội đồng này tổ chức mua tác phẩm mỹ thuật có giá trị.

1. Việc khởi động thành lập bảo tàng mỹ thuật đã có những bước khởi động từ rất sớm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết hơn 20 năm trước, khi còn là giám đốc Sở Văn hóa - thông tin, ông đã chủ động đề xuất ý tưởng hình thành bảo tàng mỹ thuật.

Lúc ấy, tiếc là "lãnh đạo tỉnh chưa mặn mà lắm", nên sở văn hóa đã phải dùng nguồn từ kinh phí hoạt động thường niên để chọn mua những tác phẩm đoạt giải và tác phẩm triển lãm mỹ thuật lớn của họa sĩ Huế. Cùng với chọn mua, nhiều họa sĩ ở Huế và Huế ở phương xa cũng hiến tặng tác phẩm cho "bảo tàng mỹ thuật tương lai", hình thành bộ sưu tập hơn 30 tác phẩm mỹ thuật.

Cũng thật may, trong khi bảo tàng mỹ thuật rơi vào im ắng, chính quyền tỉnh đã rất quyết liệt trong việc thu hút hai tác giả tên tuổi từ nước ngoài để thành lập Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị và Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, đang trở thành "bộ mặt chính" của Bảo tàng Mỹ thuật Huế vừa thành lập.

2. Với quyết định thành lập bảo tàng, nhiều ý kiến tỏ rõ vui mừng, song hầu hết nhận xét việc thành lập quá chậm, trong khi Huế là một trung tâm mỹ thuật phát triển sớm và có giá trị khá đặc biệt của mỹ thuật Việt Nam.

Mấy chục năm qua, những nhà chuyên môn từng đau đớn nhìn các tác phẩm mỹ thuật có giá trị đặc biệt của Huế lần lượt ra đi, tản mác hoặc chứng kiến các bộ sưu tập rơi vào cảnh xuống cấp trầm trọng, thậm chí bị hủy hoại.

Ông Nguyễn Xuân Hoa cho rằng quyết định thành lập bảo tàng nói trên chỉ là bước khởi động, bởi lẽ thông tin nhiều người quan tâm hơn cả là nội dung chính "không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật" nằm ở đâu, nội dung trưng bày thế nào, lộ trình ra sao thì vẫn còn... để ngỏ.

Cũng theo ông Hoa, dù quyết định chậm, nhưng chậm còn hơn không, vấn đề là tỉnh quyết tâm như thế nào, đầu tư làm sao, còn các nhà chuyên môn sẽ sẵn sàng đồng hành với tỉnh trong việc góp ý lựa chọn địa điểm, nội dung, kể cả việc mua bán, vận động hiến tặng tác phẩm.

3. Từ trước đến nay có khá nhiều nhà chuyên môn và cơ quan chuyên môn hiến kế về nội dung của bảo tàng này. Theo ông Hoa, Bảo tàng Mỹ thuật Huế sẽ độc đáo, mang sắc thái riêng nếu có những sưu tập tác phẩm mỹ thuật truyền thống, từ tranh gương, tranh mộc bản, tranh dân gian truyền thống, ngoài sưu tập tác phẩm hiện đại, đương đại...

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đặc biệt lưu ý tác phẩm của thế hệ họa sĩ Huế thuộc hàng sớm nhất của hội họa Việt Nam tiếp thu hội họa phương Tây như: Nguyễn Văn Nhân, Tôn Thất Sa, Lê Văn Miến, Nguyễn Khoa Toàn...

PGS.TS Phan Thanh Bình (hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Huế) cho rằng Bảo tàng Mỹ thuật Huế phải thể hiện được quá trình lịch sử của mỹ thuật xứ Huế, thậm chí cả xứ Đàng Trong và mở rộng hơn, chứ không chỉ gần như đương đại như Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, không chỉ mang tính "lịch sử mỹ thuật" như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, hay "mang tính chất chuyên đề" như Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Trước những hiến kế, mong mỏi của giới chuyên môn, ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nói tỉnh sẽ đầu tư cho Bảo tàng Mỹ thuật và cho hay đang giao cơ quan chuyên môn lập phương án sưu tầm, vận động hiến tặng, đánh giá, trưng bày, bảo quản và phương án vận hành bảo tàng. "Tỉnh sẵn sàng đẩy nhanh, đẩy mạnh việc sưu tầm tác phẩm có giá trị để bảo tàng có những tác phẩm xứng tầm!" - ông Thọ tỏ rõ quyết tâm.

Bảo tàng sẽ ở đâu?

Trong số các phương án địa điểm, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nghiêng về trụ sở UBND tỉnh hiện nay (theo kế hoạch UBND tỉnh sẽ dời về khu đô thị mới An Vân Dương).

Phương án này cũng được PGS.TS Phan Thanh Bình đồng thuận, bởi trụ sở này bề thế, rộng rãi, nằm ở vị trí "vàng" ven sông Hương, đủ để tải nội dung vốn rất phong phú của mỹ thuật Huế.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho rằng có 2 địa điểm khác rất phù hợp, đó là Cung An Định và Viện Cơ mật triều Nguyễn (nay là trụ sở Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế).

TTO - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có quyết định thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế trên cơ sở 'gộp' 2 trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị lại.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar