15/06/2018 21:33 GMT+7

Vài điều cần biết về sa sinh dục

Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM
Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

Sa dạ con, tử cung là hiện tượng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 1/8 phụ nữ có tuổi, mức độ sa có thể khác nhau.

Vài điều cần biết về sa sinh dục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: mygynae.co.uk

Bàng quang, tử cung và âm đạo người phụ nữ được nâng đỡ bởi hệ thống dây chằng phức tạp. Theo thời gian các cơ, dây chằng và các mô phụ trợ yếu đi, khả năng nâng giữ các bộ phận ở vùng bụng dưới cũng kém đi, dẫn đến tình trạng trì kéo, sa các bộ phận này xuống phía dưới, trong nhiều trường hợp còn có thể tụt ra khỏi cửa mình....

Sa sinh dục là gì?

- Sa dạ con, tử cung là hiện tượng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 1/8 phụ nữ có tuổi, mức độ sa có thể khác nhau.

- Sa bàng quang, mà thường được biết đến là thoát vị bàng quang ít gặp hơn.

- Sa đường tiết niệu hoặc còn gọi là thoát vị tiết niệu cũng có thể gặp.

- Sa ruột, hay thoát vị ruột, thoát vị trực tràng là những trường hợp rất hiếm gặp.

Một số chuyên gia cho rằng khoảng 50% phụ nữ có nhiều hơn một con rất dễ bị sa sinh dục.

Nguyên nhân

- Tuổi tác: Đối với phụ nữ trẻ rất hiếm gặp bị sa sinh dục. Khi phụ nữ bước sang tuổi mãn kinh, lượng hormone nữ oestrogen giảm đi, các dây chằng trong ổ bụng mất tính đàn hồi và giảm độ bền rất nhanh.

- Mang thai và sanh đẻ: Đây là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với bệnh sa sinh dục. Khi có thai, các mô trong ổ bụng bị căng giãn. Sau đó, trong quá trình lao động và sinh nở khi đẩy đứa bé ra, đáy bụng phải co bóp và căng giãn có thể làm tổn thương, rách các dây chằng vùng chậu.

- Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ trẻ hơn bị sa sinh dục có lượng collagen thấp hơn 30% mức bình thường (các sợi tạo thành giàn đỡ bên trong các mô tế bào). Điều này cho thấy có tính di truyền trong các trường hợp bị hội chứng Marfan (rối loạn di truyền mô liên kết).

- Khuyết tật cơ: Sa tử cung có thể xẩy ra đối với các bé gái nhỏ có cơ bụng yếu hoặc có vấn đề về thần kinh quanh vùng bụng.

- Cửa bụng dưới rộng: Đó là một khoảng tròn ở dưới xương chậu nhỏ, đứa trẻ sẽ qua đây trong quá trình sinh và người phụ nữ sẽ có nhiều nguy cơ sa sinh dục hơn vì các cơ nối giữa khoảng không phải làm việc căng hơn để giữ được các bộ phận ở phía trên đúng vị trí.

- Luôn có áp lực lớn trong khoang bụng: Ví như do béo hoặc bị bệnh phổi các bộ phận trong khoang bụng dễ bị đẩy xuống, tuột ra ngoài.

Triệu chứng

- Cảm giác hơi nặng và tức ở bụng.

- Xuất hiện điểm lồi giãn các mô liên kết ở khu vực có cơ quan sinh dục, thường là đỏ và đau.

- Có vấn đề về tiểu tiện, như là đi tiểu nhiều lần, hay mót tiểu, tiểu dắt, khó tiểu.

- Đau bụng dưới và phần dưới thắt lưng.

- Có vấn đề trong hoạt động tình dục, đau khi quan hệ và ít hào hứng với tình dục.

- Táo bón.

- Nhiều khí hư và đôi khi chảy máu âm đạo.

Biện pháp ngăn ngừa

- Duy trì cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau quả để tránh táo bón, không bê vác quá nặng, cần biết sử dụng các kỹ thuật nâng vác đúng.

- Cần có những bài thể dục đặc biệt để luyện cho cơ đáy chậu khỏe, ví dụ như khi đi tiểu thử điều khiển dừng tiểu vài lần bằng cách co cơ bụng... Cần tránh các tổn thương cơ đáy bụng khi sinh con, không để rách, vỡ.

Điều trị

Khi bị sa sinh dục biện pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật để cố định lại các bộ phận trong khoang bụng.

Một vài bệnh viện áp dụng kỹ thuật đặt mảnh lưới để điều trị các trường hợp sa sinh dục ở nữ giới với tỉ lệ thành công cao.

Nguồn: Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nhân giáp (nhân tuyến giáp) là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính. Thế nhưng, nhiều người đang khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ, nhận kết quả siêu âm tuyến giáp đã trở thành bệnh nhân ung thư?

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nghe có tiếng kèn phát ra từ nhịp thở của cậu bé 7 tuổi, người mẹ đi tìm bệnh cho con

Câu chuyện tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM hé lộ những thách thức y khoa đầy kịch tính và lời cảnh báo về nguy cơ hóc dị vật.

Nghe có tiếng kèn phát ra từ nhịp thở của cậu bé 7 tuổi, người mẹ đi tìm bệnh cho con

Bệnh viện Đồng Nai - 2: Hành trình vì sức khỏe cộng đồng

Ngày 25/4 đánh dấu cột mốc 10 năm thành lập Bệnh viện Đồng Nai -2 – một thập kỷ nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng, trở thành địa chỉ y tế tin cậy của người dân khu vực Đông Nam Bộ.

Bệnh viện Đồng Nai - 2: Hành trình vì sức khỏe cộng đồng

Khám ung thư miễn phí cùng các giáo sư Nhật tại Bệnh viện AIH

Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) triển khai chương trình '1.000 lượt tư vấn khám và 12 trường hợp phẫu thuật miễn phí dành cho bệnh nhân ung thư'.

Khám ung thư miễn phí cùng các giáo sư Nhật tại Bệnh viện AIH

True Dental - 6 năm kiến tạo lại nụ cười cho người mất răng

Với hơn 6 năm hoạt động, True Dental tự hào đã kiến tạo lại hơn 3.000 nụ cười.

True Dental - 6 năm kiến tạo lại nụ cười cho người mất răng

Mùa xuân đặc biệt của người mẹ và câu chuyện bác sĩ Chợ Rẫy 'giải oan' cho bệnh nhân

12 năm trên hành trình tìm cách chữa bệnh cho con gái mắc bệnh gần như đã tàn phế, với bà Huỳnh Thị Kim Tiến (60 tuổi), Tết 2025 là năm trọn vẹn nhất với bà và cả gia đình.

Mùa xuân đặc biệt của người mẹ và câu chuyện bác sĩ Chợ Rẫy 'giải oan' cho bệnh nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar