26/02/2020 12:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Văcxin lòng tin'

LÊ THANH thực hiện
LÊ THANH thực hiện

TTO - Sau cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC - ủy viên hội đồng kiêm thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đã chia sẻ cùng Tuổi Trẻ.

Văcxin lòng tin - Ảnh 1.

Phải khai thông và đẩy mạnh các dự án đầu tư công, cơ sở hạ tầng để bù đắp cho các lĩnh vực kinh tế bị suy giảm do dịch COVID-19 - Ảnh: T.T.D.

Ông nói:

- Dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nó tất yếu sẽ tác động đến suy giảm tăng trưởng GDP. Vấn đề đặt ra là lấy gì để bù đắp? Chúng ta không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng, bi quan mà mất bình tĩnh.

Còn nhiều nguồn lực để tận dụng

* Tăng trưởng GDP kéo theo nhiều vấn đề, theo ông, liệu tăng trưởng năm nay sẽ ra sao?

- Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội, không ít lĩnh vực, ngành hàng để có thể bù đắp phần bị ảnh hưởng. Nếu Chính phủ điều hành quyết liệt và chặt chẽ, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 vẫn có thể đạt mục tiêu 6,8%. 

Vấn đề là tạo ra niềm tin trong bộ máy, trong những người thực thi chính sách. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải tạo ra tâm lý tin tưởng ở các nhà đầu tư, người dân để tăng xuất khẩu, du lịch, niềm tin về tiêu dùng nội địa... Mặt khác, các bộ ngành, địa phương phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư công.

Chẳng hạn du lịch tuy bị ảnh hưởng của du khách ở Trung Quốc, nhưng Thái Lan đã tạo các điều kiện để đa dạng hóa các thị trường khác chứ không dựa vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ngay cả thị trường hàng không, chúng ta gặp khó với thị trường Trung Quốc, phải chuyển ngay sang tiếp cận các thị trường khác như Ấn Độ...

* Theo ông, các nguồn lực có thể bù đắp ảnh hưởng của COVID-19 là gì?

- Để bù đắp cho những thiệt hại do dịch cúm COVID-19, Chính phủ nên giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư công - đây là những dự án có tính chất lan tỏa của nền kinh tế. Hàng loạt dự án đang xây dựng phải đẩy mạnh giải ngân để kịp tiến độ. Còn những dự án chưa giải ngân, phải ra sức đốc thúc. Những chồng chéo của pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư công, Chính phủ nên có nghị quyết tháo gỡ.

Văcxin lòng tin - Ảnh 2.

Ông Trương Văn Phước - Ảnh: L.T.

* Chính phủ giao cho các bộ ngành đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, ông có gợi ý thêm giải pháp đột phá nào?

- Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã có các giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nước sử dụng chính sách tiền tệ như là tăng cung ứng tiền, hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất... nhưng phần lớn là sử dụng chính sách tài khóa.

Với Việt Nam, trong khi trần nợ công của chúng ta xuống thấp so với ngưỡng cho phép là 65%, Chính phủ có thể đề xuất Quốc hội tăng bội chi ngân sách và tính toán để tăng trần nợ công lên một mức độ thích hợp nhằm phục vụ quá trình chống dịch này.

Nên khoanh nợ, hạ lãi suất...

* Việt Nam có nên nới lỏng chính sách tiền tệ hay bù lãi suất cho vay cho khách hàng như đã thực hiện năm 2009?

- Theo tôi là không nên, vì có khả năng nợ xấu sẽ tăng lên. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên có những công cụ để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng khoanh nợ, miễn giảm lãi vay cho những khách vay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay nhưng không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét để có thể hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 3% xuống thấp hơn nữa. Đây chính là cơ hội để giảm lãi suất.

Liên quan đến tỉ giá, chúng ta không quá lo lắng. Bởi Chính phủ Mỹ trong bốn năm qua luôn mong có một tỉ giá hối đoái thấp và lãi suất USD giảm hơn. Vài tháng tới, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể giảm lãi suất USD thêm. Nếu thế, giá USD trên thế giới giảm xuống, đó là cơ hội cho Việt Nam ổn định tỉ giá hối đoái.

* Theo ông, "văcxin" ngăn suy giảm kinh tế đó là gì?

- Nhìn chung, doanh nghiệp cần các biện pháp gỡ khó, hỗ trợ từ Chính phủ, nhưng quan trọng nhất vẫn là yếu tố tâm lý và có lòng tin sẽ vượt qua và vượt lên khó khăn. 

Nếu xây dựng và cũng cố lòng tin nơi người dân, doanh nghiệp rằng chúng ta sẽ vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, đó chính là động lực, là loại văcxin mà chúng ta đang cần để ngăn suy giảm kinh tế, duy trì được tăng trưởng kinh tế. 

 Dân có tin, họ sẽ tiếp tục tiêu dùng, mua sắm mà không thắt chặt hầu bao, từ đó duy trì được sức mua ở thị trường nội địa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp tin, họ sẽ lau lách để tìm cách mở ra thị trường mới, nguồn cung vật tư - nguyên liệu mới... 

Cơ sở của lòng tin đó là bình tĩnh, các cơ quan chức năng điều hành chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, tạo ra một sự đồng thuận cao từ người dân đến các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước...

Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam lo COVID-19 ảnh hưởng kinh tế hơn sức khỏe

TTO - Kinh tế chứ không phải an toàn sức khoẻ là điều đáng lo trong dịch COVID-19 ở Việt Nam, theo nhận định từ khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham).

LÊ THANH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng thế giới lại lao dốc, vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng/lượng

Từ mức trên 3.340 USD/ounce tối hôm qua, hôm nay, 9-7, giá vàng thế giới đã bốc hơi chỉ còn 3.295 USD/ounce.

Giá vàng thế giới lại lao dốc, vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng/lượng

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Trái với nhiều dự báo cho rằng VN-Index sẽ sớm đối mặt với nhịp điều chỉnh kỹ thuật do áp lực chốt lời gia tăng khi vượt mốc tâm lý 1.400 điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được trạng thái hưng phấn, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào chứng khoán.

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar