23/03/2021 10:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vắc xin ngừa COVID-19 về Việt Nam bị chậm, nguy cơ thiếu hàng

L.ANH
L.ANH

TTO - Theo thông báo của Bộ Y tế sáng nay 23-3, sau khi tiêm hơn 36.000 liều vắc xin AstraZeneca ngừa COVID-19 tại 16 tỉnh thành, chưa ghi nhận phản ứng rối loạn đông máu sau tiêm. Ngoài ra, có thể vắc xin ngừa COVID-19 sẽ về chậm hơn dự kiến.

Vắc xin ngừa COVID-19 về Việt Nam bị chậm, nguy cơ thiếu hàng - Ảnh 1.

Người tình nguyện tiêm ngừa trò chuyện với nữ điều dưỡng sau khi tiêm chủng mũi vắc xin Covivac ngừa COVID-19 hôm 15-3 - Ảnh: QUANG HÙNG

Sáng nay 23-3, Bộ Y tế có thông báo về tình hình mua và tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho báo chí. Cập nhật mới nhất của nhà sản xuất vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam đang sử dụng, 3 tuần sau tiêm liều 1 vắc xin, hiệu lực bảo vệ đạt 76%, liều 2 sau liều 1 từ 4-12 tuần và hiệu lực bảo vệ đạt 82%.

Bộ Y tế cũng cho biết dữ liệu về tính an toàn và hiệu lực của vắc xin với người trên 65 tuổi còn hạn chế, nhưng vắc xin này có thể chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, người bị suy giảm miễn dịch... nếu những người này thuộc nhóm nguy cơ cao, và lợi ích của tiêm vắc xin là vượt trội so với nguy cơ.

Tiêm ở đâu an toàn đến đó

Bộ Y tế cho biết việc đưa một vắc xin mới như vắc xin ngừa COVID-19 vào sử dụng trên diện rộng đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu. "Quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất, có sự khác biệt so với những nước khác, kể cả các nước tiên tiến" - đại diện Bộ Y tế cho biết.

Các điểm tiêm phải bảo đảm về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, đã được tập huấn tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi 30 phút sau tiêm mới tổ chức tiêm ngừa COVID-19.

Qua 2 tuần triển khai, đến nay đã có trên 36.000 người được tiêm, chưa ghi nhận phản ứng rối loạn đông máu - phản ứng đã ghi nhận tại một số nước châu Âu.

Trong số người được tiêm, các phản ứng hay gặp nhất là sưng, đau nơi tiêm, một tỉ lệ nhỏ (0,7%) gặp phản ứng mạnh hơn như sốt, rối loạn huyết áp, bồn chồn, choáng, phù mạch vị trí tiêm..., nhưng tất cả đều đã ổn định sức khỏe.

Nguy cơ vắc xin chậm

Nguồn vắc xin lớn nhất và rõ nhất của Việt Nam cho đến nay là vắc xin do Bộ Y tế mua của Hãng AstraZeneca thông qua Công ty VNVC (30 triệu liều). Lô đầu tiên trong số này đã về ngày 24-2. Tiếp theo đó là nguồn hỗ trợ miễn phí của COVAX Facility (sáng kiến chung nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19) cũng là 30 triệu liều.

Lô vắc xin (1,37 triệu liều) đầu tiên trong số vắc xin của COVAX dự kiến có thể về Việt Nam ngày 25-3. Lô kế tiếp sẽ về cuối tháng 4 (2,8 triệu liều). "Tuy nhiên, do nguồn cung trên thế giới khó khăn, việc xuất khẩu vắc xin tại các nước sản xuất bị hạn chế, các lô vắc xin này có thể bị lùi thời gian cung ứng" - Bộ Y tế cho biết.

Bộ Y tế cũng cho biết số vắc xin COVAX còn lại dự kiến về Việt Nam vào quý 3-2021 có thể bị lùi thời gian cung ứng sang năm 2022.

Riêng vắc xin Bộ Y tế mua thông qua VNVC, Bộ Y tế cho biết còn hơn 29 triệu liều sẽ về trong quý 2 và 3, trong đó lô trên 1 triệu liều về trong tháng 4.

Sẽ thiếu vắc xin?

Bộ Y tế cho biết Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) đang đàm phán với nhà sản xuất vắc xin Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm. Tuy nhiên hiện chưa có kế hoạch và số lượng có thể cung ứng cho Việt Nam.

Việt Nam cũng đã đàm phán mua vắc xin Pfizer (Mỹ). Cuối tuần qua, hãng đã thông báo có thể bán cho Việt Nam 31 triệu liều, lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo sớm.

Tuy nhiên vắc xin này phải bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, hiện chỉ có 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM có kho lạnh âm sâu để bảo quản vắc xin này, sau khi rã đông sử dụng được trong 15 ngày, nhưng ngay tại Mỹ cũng phải hủy bỏ tới 50% vắc xin do sự cố kho lạnh.

Trong tuần này, Bộ Y tế đang đàm phán với Hãng Johnson& Johnson và các nhà sản xuất khác để tìm nguồn cung ứng vắc xin, nhưng đến nay vẫn chưa có nhà sản xuất nào thông báo chính thức về nguồn cung cấp cho Việt Nam.

Bộ Y tế "tích cực đàm phán"

Bộ Y tế cho biết đang tích cực đàm phán để đưa vắc xin COVAX về Việt Nam đúng cam kết, đồng thời mở rộng tìm nguồn cung cấp. Trước đó, tại cuộc họp ngày 22-3, Bộ Y tế cho biết tháng 5 sẽ chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 3 (tiêm trên quy mô lớn) bằng vắc xin Nanocovax nội địa, sau khi giai đoạn 2 hiện đang tiến hành được hoàn tất.

Với việc chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 3 tích cực, Bộ Y tế cho biết đến cuối quý 3-2021 có thể có vắc xin ngừa COVID-19 nội địa đầu tiên. Quy mô sản xuất vắc xin này khoảng 6 triệu liều/tháng. Trong tình hình thế giới thiếu vắc xin, đây có thể là một cơ hội cho Việt Nam.

Danh sách 'Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19'

TTO - Tính đến 16g30 ngày 19-3, đã có 177.438 lượt bạn đọc chung tay cho chương trình 'Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19' với số tiền 7.440.202.124 đồng. Sau đây là danh sách đóng góp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

MC Hoàng Linh bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 107,5 triệu đồng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo và buộc cải chính thông tin do có sai phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng HIUP.

MC Hoàng Linh bị xử phạt 107,5 triệu đồng vì sai phạm trong quảng cáo sữa HIUP

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?

Bộ Y tế cho hay đang khẩn trương thực hiện rà soát, sửa đổi, cập nhật thông tư ban hành danh mục thuốc để bổ sung vào danh mục các thuốc mới, có hiệu quả điều trị cao và đưa ra khỏi danh mục các thuốc không còn phù hợp.

Đề xuất thêm thuốc mới, hiệu quả điều trị cao vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế, Bộ Y tế nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar