18/03/2021 19:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 và chứng đông máu chết người được phát hiện một năm trước

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Khoa học chưa tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa vắc xin AstraZeneca và chứng huyết khối, nhưng bệnh COVID-19 lại nổi tiếng là "hung thủ" gây tắc mạch máu số một, trực tiếp dẫn đến nhiều cái chết.

COVID-19 và chứng đông máu chết người được phát hiện một năm trước - Ảnh 1.

Đông máu là một bệnh lý thường gặp trong dân số, người ta đang điều tra liệu vắc xin AstraZeneca có liên quan hay không - Ảnh: VeinClinic

Ngày 11-3-2020, nước Mỹ ghi nhận hơn 126.000 ca nhiễm COVID-19 và 4.720 người chết. Các thành phố lớn nhanh chóng chuyển sang trạng thái phong tỏa, trường học, nhà hàng, phòng gym, tiệm hớt tóc, văn phòng... lần lượt đóng cửa im lìm, đường phố vắng người qua lại.

Thời điểm đó, người ta biết rất ít về virus SARS-CoV-2 và căn bệnh COVID-19 nó gây ra.

5h sáng 19-3-2020, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố New Orleans (UMCNO), bang Louisiana, báo cáo ca tử vong đầu tiên do COVID-19: Một người đàn ông Mỹ gốc Phi 44 tuổi nhập viện với triệu chứng sốt cao và qua đời chỉ 3 ngày sau.

Các bác sĩ của bệnh nhân yêu cầu giải phẫu tử thi nhưng lãnh đạo UMCNO ngần ngại vì lo sợ nguy cơ lây nhiễm. Đây là tâm lý chung của các bệnh viện ở Mỹ vào thời điểm đó.

Nhưng có một người cảm thấy tò mò là nhà nghiên cứu bệnh học Richard S. Vander Heide. Ông từng giải phẫu tử thi bệnh nhân HIV từ cách đây 20 năm. "Không ai xung phong làm nên tôi bảo để tôi" - ông kể lại trên báo Washington Post.

Khi bác sĩ Vander Heide lôi hai lá phổi của bệnh nhân COVID-19 ra khỏi lồng ngực, cảm giác của ông là vừa kinh hãi vừa ngạc nhiên trước điều chưa từng thấy bao giờ: hàng trăm cục máu đông bé xíu bám đầy trên đó.

Phát hiện khác thường này, kết hợp với báo cáo của các bệnh viện khác, trở thành điểm ngoặt trong cuộc chiến chống COVID-19. Các bác sĩ bắt đầu kê thuốc chống đông máu và kháng tiểu cầu cho bệnh nhân, giúp cứu được rất nhiều sinh mạng.

COVID-19 và chứng đông máu chết người được phát hiện một năm trước - Ảnh 2.

Một người đàn ông được tiêm vắc xin AstraZeneca ở Đức ngày 15-3 - Ảnh: NYT

Mãi đến tháng 11-2020, các nhà khoa học mới tìm ra thủ phạm gây chứng huyết khối ở bệnh nhân COVID-19: virus đã kích hoạt một loại kháng thể tự miễn trong máu tấn công các tế bào, gây tình trạng đông máu ở động mạch, tĩnh mạch và vi mạch.

Trước đây, kháng thể tự miễn gây đông máu thường chỉ bắt gặp ở các bệnh nhân mắc Hội chứng kháng thể kháng phospholipid, do đó mối dây liên hệ với COVID-19 là điều khiến các nhà nghiên cứu hết sức bất ngờ.

Trong trường hợp này, các cục máu đông bé xíu có thể di chuyển đến phổi, ngăn máu lưu thông và cản trở quá trình trao đổi oxy. Một tỉ lệ lớn bệnh nhân COVID-19 nặng bị tình trạng này hành hạ.

"Ở bệnh nhân COVID-19, chúng tôi chứng kiến một chu kỳ liên tục, tự khuếch đại của tình trạng viêm và đông máu trong cơ thể. Chúng tôi phát hiện kháng thể tự miễn có thể là thủ phạm khiến người bệnh đã nặng càng nặng thêm" - giáo sư Yogen Kanthi từ Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ giải thích.

COVID-19 là một căn bệnh nguy hiểm, điều này không bàn cãi. Còn điều khiến nhiều chuyên gia tin rằng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca không liên quan đến tình trạng đông máu, xuất huyết ở một số người là do vắc xin nói chung chưa từng được ghi nhận gây ra tác dụng phụ dạng này, theo giáo sư Daniel Salmon từ Đại học Johns Hopkins.

Theo báo cáo của AstraZeneca, tính đến ngày 8-3, trong số 17 triệu người đã được tiêm vắc xin của hãng này có 15 trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu, 22 trường hợp thuyên tắc phổi - một tỉ lệ được cho là "bình thường" trong dân số.

Vì lý do thận trọng, nhiều nước châu Âu hiện đã ngưng sử dụng vắc xin AstraZeneca để chờ kết luận từ Cơ quan Y tế châu Âu (EMA), hoặc kết quả điều tra riêng của từng nước.

Thời gian sẽ cho câu trả lời.

Việt Nam tiếp tục tiêm vắc xin AstraZeneca

TTO - Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành xem xét, nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt các phương án triển khai áp dụng 'hộ chiếu vaccine' và giao thương có sự kiểm soát. Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục tiêm vắc xin AstraZeneca.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar