27/03/2013 06:49 GMT+7

Ưu tiên đổi mới giáo dục

TS NGUYỄN VIẾT THỊNH (Trường đại học Tiền Giang)
TS NGUYỄN VIẾT THỊNH (Trường đại học Tiền Giang)

TT - Điều 65 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Tuy nhiên những ưu tiên nổi trội cho phát triển giáo dục lại chưa được đề cập rõ.

Ít nhất giáo dục phải được ưu tiên hơn so với kinh tế về nhiều vấn đề.

Giáo dục nhân cách toàn diện

Khoản 1 điều 66 của dự thảo này chỉ rõ “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân...”. Ba cụm từ “nhân cách”, “phẩm chất”, “năng lực” chưa thể hiện được ba mặt tách bạch với nhau mà còn chồng chéo lẫn nhau. Nhân cách bao hàm cả phẩm chất và năng lực. Vì vậy, có thể thay ba cụm từ trên bằng ba cụm từ khác là “tình người”, “ý chí”, “trí tuệ”. Ba cụm từ này thể hiện ba mặt hoàn toàn tách biệt nhau và đặc biệt chúng bao trùm tất cả những giá trị nhân bản mà con người mong muốn đạt được.

Mặt “tình người” thể hiện lòng nhân ái; quan hệ, ứng xử đúng mực với mọi người; ý thức tập thể, nỗ lực vì lợi ích chung; lối sống lành mạnh; tự giác, trung thực; nếp sống văn minh; yêu thiên nhiên, ý thức cải thiện và bảo vệ môi trường; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, quy ước của cộng đồng...

Mặt “ý chí” thể hiện nỗ lực của bản thân; bản lĩnh, tự tin vào sức mạnh bên trong của chính mình; khả năng vượt khó, quyết tâm hoàn thành công việc; biết chấp nhận và rút ra kinh nghiệm từ những thất bại để từng bước mạnh lên; khả năng tập luyện để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tai nạn, tệ nạn...

Mặt “trí tuệ” thể hiện nhận thức, kiến thức và kỹ năng. Nhận thức bao gồm: tư duy sáng tạo, hoài nghi, phê phán; nhạy bén, năng động... Kiến thức bao gồm: tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại; kiến thức phổ thông, kiến thức đại cương, kiến thức chuyên ngành; kiến thức cuộc sống; kiến thức công cụ như ngoại ngữ, tin học... Kỹ năng bao gồm: tự học và nghiên cứu khoa học, tìm kiếm và xử lý thông tin; giao tiếp; làm việc độc lập và hợp tác làm việc theo nhóm; tự tạo việc làm và phát triển nghề nghiệp...

Nền giáo dục của VN bấy lâu nay còn nặng về kiến thức nói chung và nhẹ về nhận thức, kỹ năng; càng nhẹ về “tình người” và “ý chí”. Một khi Hiến pháp khẳng định “Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng tình người, ý chí và trí tuệ của công dân...” thì nền giáo dục VN sẽ sớm được định hướng đúng, giúp người học từng bước phát triển nhân cách một cách toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, của thời đại hơn.

Công nhận thị trường giáo dục

Câu chuyện này đã được tranh luận rất nhiều trong những năm gần đây. Chúng ta đã công nhận thị trường nhân lực trong rất nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trong khoản 1 điều 66 của dự thảo này có ghi “... nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”. Rõ ràng đào tạo nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Do vậy theo tư duy logic, với những dẫn chứng trên thì đã gián tiếp công nhận thị trường giáo dục! Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng chỉ trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, đào tạo người lao động có nghề mới cần vận hành theo cơ chế thị trường với chi phí chủ yếu do người học trang trải, còn những lĩnh vực khác của giáo dục như nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài... thì chưa phải là thị trường giáo dục, chi phí chủ yếu vẫn từ nguồn ngân sách nhà nước. Khoản 2 điều 66 cũng có đề cập “ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục”. Do vậy thị trường giáo dục ở VN cần sớm được làm rõ và cần được ghi ngay trong Hiến pháp để tạo hành lang pháp lý cho giáo dục phát triển theo kịp thời đại. Mặt khác nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã chấp nhận mở cửa “thị trường giáo dục” nên càng phải sớm khẳng định điều này trong hệ thống pháp luật VN.

Muốn đổi mới thành công nền giáo dục nước nhà thì không thể chỉ có ngành giáo dục đổi mới mà cần sự góp sức, đồng tâm của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm từ những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ở các cấp, các ngành. Chẳng hạn chế độ thi cử nặng nề nhưng kém hiệu quả trong ngành giáo dục có nguồn gốc sâu xa từ việc trọng bằng cấp mà ít trọng thực chất. Đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội có nguyên nhân sâu xa từ việc nền giáo dục còn giam mình trong “tháp ngà”, mà chưa kết nối với nền kinh tế đang hừng hực thay đổi từng ngày và với xã hội ngày nay đang có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực, còn bị ảnh hưởng nặng nề cơ chế bao cấp từ hàng chục năm trước. Do vậy trong điều 66 có thể bổ sung khoản 3 với nội dung: “Đổi mới giáo dục phải đồng bộ với đổi mới kinh tế, đổi mới hành chính và đổi mới chính trị. Trong một số vấn đề thiết yếu, giáo dục phải được ưu tiên đổi mới trước, đặc biệt là tư duy (hay triết lý) về giáo dục”.

____________

Tin bài liên quan:

Phóng to
Định hướng đúng, nền giáo dục sẽ giúp người học từng bước phát triển nhân cách một cách toàn diện - Ảnh: Như Hùng
TS NGUYỄN VIẾT THỊNH (Trường đại học Tiền Giang)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Một nụ cười, một lời chào, một sự thân thiện đâu có quá khó. Hà cớ gì phải 'tiết kiệm' với khách?

Làm thủ tục ở sân bay tiếc gì nụ cười, lời chào thân thiện?

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Trong lúc đi trên đường liên thôn, người dân phát hiện một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi nặng 3,4kg còn nguyên dây rốn.

Bé trai còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi bên vệ đường lúc rạng sáng

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Vụ xây nhà không phép tại trung tâm thành phố: Sở Xây dựng vào cuộc

Yêu cầu TP Sóc Trăng báo cáo quá trình kiểm tra công trình xây dựng ở phường 2, hướng xử lý tiếp theo để báo cáo UBND tỉnh.

Vụ xây nhà không phép tại trung tâm thành phố: Sở Xây dựng vào cuộc

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Dự kiến công chức bị xếp loại "không hoàn thành nhiệm vụ" có thể bị bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn, hoặc bị cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu.

KPI cho công chức, tính sao cho hiệu quả?

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar