15/04/2019 10:00 GMT+7

Urê là chất gì trong cơ thể?

Nguồn: Bệnh viện An Sinh
Nguồn: Bệnh viện An Sinh

Urê là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể, được thải ra ngoài cơ thể qua thận.

Urê là chất gì trong cơ thể? - Ảnh 1.

Xét nghiệm urê máu. Ảnh: trita.org

Chất urê là chất gì? Thừa hoặc thiếu chất này có ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào?.

Urê là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể, được thải ra ngoài cơ thể qua thận. Nói như vậy có nghĩa urê luôn có trong cơ thể, hằng ngày ăn thịt cá trứng sữa là chất đạm (protein) là đương nhiên có bổ sung urê.

Chất đạm ta ăn uống hằng ngày gọi là protein ngoại sinh được các protease của đường tiêu hóa, chuyển hóa tạo nên các axít amin. Các axít amin được chuyển hóa tiếp cuối cùng chủ yếu thành NH3 và CO2.

NH3 là chất độc được chuyển hóa thành urê là chất rất ít độc ở gan. Tất cả các rối loạn chức năng gan đều sẽ làm quá trình chuyển hóa NH3 thành urê bị suy giảm nhiều hay ít. Rối loạn này sẽ gây hậu quả tích tụ NH3 một chất độc đối với thần kinh với nguy cơ gây bệnh não do tăng amoniac đưa đến hôn mê gan. Riêng urê từ gan vào máu được vận chuyển đến thận và được đào thải ra ngoài theo nước tiểu (nước tiểu có mùi khai vì urê chuyển hóa trở lại thành NH3 gây khai).

Urê hòa tan dễ dàng trong nước, nên nước tiểu là đường loại bỏ lượng nitơ hữu hiệu nhất ra khỏi cơ thể. Một người trưởng thành bài tiết mỗi ngày trung bình khoảng 30g urê, chủ yếu qua nước tiểu, nhưng một lượng nhỏ cũng được bài tiết qua mồ hôi. Người khỏe mạnh là người bài tiết urê tốt và lượng urê trong máu nằm trong ngưỡng giới hạn bình thường.

Urê tương đối ít độc, kể cả lúc đậm độ của nó trong máu khá cao. Tuy nhiên, để đánh giá khả năng lọc của thận, người ta thường dựa vào chỉ số urê máu: Chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém. Và người ta cho người bệnh làm xét nghiệm urê máu kiểm tra đo lượng nitơ urê trong máu. Xét nghiệm urê máu còn gọi là xét nghiệm BUN (viết tắt của Blood Urea Nitrogen tức đo lượng nitơ urê trong máu). Nếu xét nghiệm máu cho thấy rằng mức độ nitơ urê cao hơn bình thường, nó có thể chỉ ra rằng thận không hoạt động bình thường.

Đậm độ bình thường của urê máu là 0,2 - 0,4 g/lít. Giới hạn này cũng có thể nới rộng ra: 0,1 - 0,5 g/lít. Trong phạm vi đó, chức năng thận được xem là bình thường. Chỉ số urê máu vượt quá ngưỡng trên có nghĩa là thận hoạt động kém hơn bình thường.

Cần chú ý là urê máu dễ thay đổi theo chế độ ăn uống (ăn nhiều đạm thì urê máu cũng tăng theo). Vì vậy, việc đánh giá không được chính xác lắm. Thay vì đo urê máu, người ta thường đo creatinin máu hơn. Creatinin là một sản phẩm thoái hóa của creatine phosphate, được sinh ra trong quá trình co giãn cơ bắp của cơ thể. Cũng giống như nitơ urê máu, creatinin được thải hoàn toàn bởi thận. Đo đậm độ creatinin máu chính xác hơn vì nó không phụ thuộc vào ăn uống và bình thường không đổi nếu chức năng bài tiết của thận hoạt động bình thường (creatinin máu bình thường là 16g/lít).

Nồng độ urê cao cho thấy chức năng thận suy giảm. Điều này có thể là do bệnh thận cấp tính hoặc mãn tính. Tuy nhiên, có rất nhiều điều ngoài bệnh thận có thể ảnh hưởng đến nồng độ urê chẳng hạn như giảm lưu lượng máu đến thận như trong suy tim sung huyết, sốc, căng thẳng, đau tim hoặc bị bỏng nặng, chảy máu đường tiêu hóa, điều kiện gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, hoặc mất nước.

Nồng độ urê thấp là không phổ biến và thường không phải là một nguyên nhân quan tâm. Nó có thể được nhìn thấy trong bệnh gan nặng hoặc suy dinh dưỡng nhưng không được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi bệnh lý này. Urê thấp cũng được nhìn thấy trong thời kỳ mang thai bình thường. Nồng độ urê thường thấp hơn trong thai kỳ, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ vì thai nhi sử dụng một lượng lớn protein của mẹ cho sự tăng trưởng.

Nguồn: Bệnh viện An Sinh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar