31/03/2023 21:06 GMT+7

Uống nhiều cam thảo tưởng bổ khỏe, nào ngờ bất lực

Nhiều người Việt sử dụng cam thảo làm thức uống giải nhiệt hằng ngày. Tuy nhiên việc sử dụng cam thảo không đúng cách hoặc thường xuyên sẽ gây ra những nguy cơ có hại cho cơ thể, thay vì tác dụng với sức khỏe.

Uống nhiều cam thảo tưởng bổ khỏe, nào ngờ bất lực - Ảnh 1.

Cam thảo là dược liệu hay được sử dụng trong đời sống, nhưng có nhiều nguy cơ nếu lạm dụng - Ảnh: MEDLATEC

Thấy cam thảo mát, bổ, giải độc và chữa được nhiều bệnh nên nhiều người đã dùng cam thảo như một thức uống thay trà, nhưng không phải ai cũng uống được cam thảo. 

Dùng cam thảo thời gian dài sẽ làm giảm lượng testosterone, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày...

Cam thảo giải độc nhưng dễ nhiễm độc và vô sinh

Anh Nguyễn Văn N., 35 tuổi (ngụ tỉnh Hải Dương), nghi bị viêm gan do vi rút. Nghe nói cam thảo có tác dụng giúp bảo vệ gan trong việc ngừa viêm gan, làm mát gan, giải độc tố... nên vợ anh mua về dùng làm nước uống cho cả nhà.

Được một thời gian, vợ anh thấy nhu cầu sinh lý của chồng giảm dần, trong khi anh chị đang muốn có con thứ hai. Chờ mãi không có "kết quả", đi khám thì thấy chất lượng "tinh binh" của anh giảm rõ rệt. 

Các bác sĩ đều không tìm ra nguyên nhân, chỉ khi đến bác sĩ Đông y anh mới biết, do uống quá nhiều nước cam thảo.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết cam thảo được dùng nhiều cùng nhân trần, lá vội, nụ vội, các loại trà thảo dược… cho dễ uống, giải độc, mát gan. 

Đặc biệt, nhiều người bị béo phì hoặc các bệnh bị kiêng đường còn sử dụng cam thảo làm chất ngọt thay đường, cho thế là tốt cho sức khỏe mà không biết nếu sử dụng hằng ngày lại có hại.

"Nam giới muốn có đời sống tình dục khỏe mạnh chớ nên dùng nhiều cam thảo. Bởi đây chính là nguyên nhân hạ testosterone. Mức testosterone thấp có thể ảnh hưởng tới sinh lực và thậm chí làm tăng nguy cơ các vấn đề về sinh lý" - ông Trung nhấn mạnh.

Ủy ban châu Âu đã đưa ra khuyến cáo nam giới không nên tiêu thụ quá 100mg AG mỗi ngày (tương đương 0,3g rễ cam thảo khô), bởi chất glycyrrhizine có trong cam thảo làm giảm lượng nội tiết tố nam testosteron, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của nam giới.

Một nghiên cứu đã công bố với 20 nam giới khỏe mạnh uống chất chiết xuất từ rễ cây cam thảo (tương đương với 400mg axit glycyrrhizic) mỗi ngày trong 10 ngày. 

Chính chất này làm cho cam thảo có vị đặc biệt, được sử dụng trong các phương thuốc thảo mộc phổ biến, một số tân dược, thuốc lá và được tìm thấy trong kẹo, kem đánh răng.  

Đặc biệt, một số kẹo cao su có thể chứa tới 24g axit glycyrrhizic, trong khi một số loại chè thảo mộc chứa tới 450mg/l. Sau 10 ngày, các nhà nghiên cứu lấy máu của những người này để xét nghiệm thì thấy hormone giới tính nam của những người này thấp hơn nhiều so với bình thường.  

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam, cho biết cam thảo là một vị thuốc bổ khí, có tác dụng nâng đỡ chân khí trong cơ thể, chống suy nhược, mệt mỏi. 

Trong phương thuốc cổ truyền, cam thảo là vị thuốc lành, giữ vai trò là "tá", nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, cho nên mới nói "thập phương cửu thảo" (hàm ý nhiều đơn thuốc đông y dùng cam thảo).

Theo đông y, cam thảo có tính vị bình hòa, có công dụng bổ hư tổn, thông 12 kinh mạch, giải trừ độc tính và điều hòa các vị thuốc… 

Thế nhưng, nếu sử dụng cam thảo lâu, nhất là dùng thay đường sẽ gây độc: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và phù thũng. Đặc biệt, cam thảo có tính giữ nước, gây phù thũng nên dùng thường xuyên sẽ gây hại thận.

Cam thảo có thể gây đột quỵ

Lương y Vũ Quốc Trung cũng chia sẻ trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrrhizine, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. 

Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrrhizine gây chết ở chuột là 5g/kg thể trọng. Cho chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrrhizine một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Chất glycyrrhizine trong cam thảo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng nhiễm độc như nhức đầu, tăng huyết áp, uể oải, giữ nước và natri, tăng bài tiết kali và đôi khi dẫn đến tim ngừng đập. Phụ nữ ăn nhiều cam thảo (khoảng 0,2mg/ngày) có nguy cơ bị cao huyết áp dẫn đến đột quỵ.

"Ngoài ra, việc hấp thu nhiều glycyrrhizine trong cam thảo sẽ gây sụt giảm kali, dẫn đến xương yếu, dễ gãy. Vì thế, không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, sẩy thai...", ông Trung nhấn mạnh.

Nước ta chưa trồng được nhiều cam thảo, chủ yếu là nhập ngoại. Nghịch lý ở chỗ giá cam thảo ở nước ngoài thì cao, trong khi ở ta lại thấp nên cần phải cẩn thận kẻo mua phải "rác thải cam thảo" - cam thảo được đã chiết hết hoạt chất tốt, còn lại chất ngọt. Uống phải loại cam thảo này thì lợi ít, hại nhiều.

Người dân không nên dùng cam thảo để uống nước hằng ngày. Đối với những người đang uống thuốc Tây, người bị bệnh, khi dùng cam thảo phải hỏi ý kiến bác sĩ đề phòng các tương tác xấu, các bác sĩ khuyến cáo.

Cẩn thận mắc sỏi táo dạ dày - ruột vì ăn táo đỏ bổ dưỡng

Táo đỏ khô đang là loại thảo dược bổ dưỡng không chỉ được sử dụng cho người già mà cả người trẻ để bồi bổ sức khỏe, tốt dáng đẹp da và chữa nhiều bệnh, nhưng nhiều người không biết ăn nhiều sẽ hại nhiều hơn lợi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực từ ngày 1-7 bổ sung một số quy định mới về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, trường hợp nào được hoàn trả tiền?

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền khi nào?

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Hàng tấn heo bệnh được các nghi phạm thu gom, giết mổ trái phép rồi đưa đi tiêu thụ tại nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Hà Nội.

Phá đường dây thu gom, giết mổ heo bệnh bán cho chợ, quán ăn, nhà hàng khắp Hà Nội

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Tính đến cuối tháng 6-2025 mới chỉ hơn 200/1.800 bệnh viện chuyển đổi từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử.

'Khai tử' bệnh án giấy có đúng hẹn?

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì

Camera an ninh cho thấy nhân viên nhà bếp đã thêm phẩm màu vào bột mì làm bánh cho trẻ tại trường mẫu giáo. Phẩm màu này có chứa chì và được dán nhãn không được ăn.

Ăn bánh trộn phẩm màu ở trường, hơn 200 trẻ mẫu giáo Trung Quốc nhiễm độc chì
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar