06/04/2022 08:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Uống Molnupiravir có hại cho gan không?

Bác sĩ  NGUYỄN THÀNH ÚC
Bác sĩ NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Ông Nguyễn Tấn L., 60 tuổi, bị viêm gan C, đã điều trị hồi năm ngoái, mấy hôm nay bị nhiễm COVID-19, bác sĩ cho toa mua thuốc Molnupiravir để điều trị.

Uống Molnupiravir có hại cho gan không? - Ảnh 1.

Ảnh: NATHANSON

Ông L. cầm đơn thuốc ra tới cửa, bỗng nhiên quay lại nói với bác sĩ: “Tôi nghe người ta nói bệnh gan không uống thuốc này được, nó độc cho gan, bác sĩ làm ơn cho tôi thuốc khác được không?”. 

Bác sĩ trấn an: “Anh có bệnh nền, lại lớn tuổi, phải đánh chặn từ xa, diệt virus COVID ngay từ khi nó mới xâm nhập. Molnupiravir là thuốc đặc trị con virus này trong thời điểm hiện nay dùng bằng đường uống. Theo tôi biết, chưa có tài liệu nào cho là Molnupiravir hại gan”.

Các nhà khoa học nghiên cứu để chế tạo thuốc Molnupiravir, trong các thử nghiệm lâm sàng trước khi đăng ký lưu hành, độ cao của men gan aminotransferase huyết thanh là không phổ biến và không thường xuyên hơn so với giả dược.

Hơn nữa, trong số hơn 900 bệnh nhân được điều trị bằng Molnupiravir (800mg hai lần mỗi ngày) trong 5 ngày ở các nghiên cứu tiền cấp phép, không có trường hợp nào tổn thương gan.

Sở dĩ người nhiễm COVID-19 có men gan tăng là do ảnh hưởng của virus, chứ không phải do thuốc Molnupiravir.

Theo Nathanson MH, Lim JK xét nghiệm men gan 1.827 bệnh nhân trong một mạng lưới bệnh viện lớn của Hoa Kỳ vì nhiễm SARS-CoV-2, nồng độ ALT huyết thanh đã tăng lên trước khi nhập viện ở mức 19%, khi nhập viện ở mức 42% và cao nhất trong thời gian nhập viện là 62%, với 21% lớn hơn 5 lần đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ là giới tính nam, tuổi già, béo phì và tiểu đường.

Theo nghiên cứu của Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và bệnh tiêu hóa và thận (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) Hoa Kỳ, có hai nguyên nhân Molnupiravir không gây hại cho gan là:

Thứ nhất, Molnupiravir không chuyển hóa ở gan. Molnupiravir là thuốc kháng virus bằng đường uống. Khi đi xuống ruột, nó được hấp thu vào máu và nhanh chóng chuyển hóa bằng con đường thủy phân thành N4-hydroxycytidine (NHC), chất này được đưa thẳng vào các mô của cơ thể, vào tế bào nhiễm virus, nó tham gia kết nối cạnh tranh với bộ gene của virus đang nhân bản, khiến cho gene virus bị lỗi, không thể tạo ra con virus nhân bản bình thường và tự bị tiêu diệt, từ đó cắt đứt quá trình sao chép của virus. Chất NHC của thuốc không được chuyển hóa tại tế bào gan, mà chuyển hóa tại tế bào bình thường của cơ thể bị nhiễm virus nên không ảnh hưởng tới chức năng gan.

Thứ hai, thời gian điều trị Molnupiravir là ngắn hạn, chỉ có năm ngày. Con đường đào thải Molnupiravir uống được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa có hoạt tính NHC. Thời gian giảm nồng độ của chất chuyển hóa có hoạt tính NHC của Molnupiravir là 3,3 giờ, có nghĩa là sau 3,3 giờ nồng độ thuốc giảm 50%, sau 6 giờ nồng độ thuốc giảm hơn 75%, sau 9 giờ nồng độ thuốc giảm hơn 87,5% và sau 12 giờ nồng độ thuốc giảm hơn 93,75%. Như vậy rõ ràng Molnupiravir tồn tại trong cơ thể không lâu để có thể ảnh hưởng không tốt tới chức năng gan.

Trái lại, nếu dùng Molnupiravir dài hạn, trên năm ngày thì sẽ có những tác dụng phụ không tốt. Các nghiên cứu trên mô hình động vật đã gợi ý rằng liệu pháp lâu dài có thể dẫn đến giảm tiểu cầu và thay đổi cấu trúc xương. Hơn nữa, những phát hiện trong các nghiên cứu đột biến cho thấy Molnupiravir có thể gây tổn thương DNA vật chủ ở phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi và tinh trùng nam giới.

Mẹ dùng thuốc Molnupiravir trị COVID-19, bao giờ được cho con bú lại?

TTO - Chị Lê Kim X. (28 tuổi, ở xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang), đang cho con 12 tháng bú sữa mẹ, bị sốt, đau họng, đi khám bệnh tại cơ sở y tế có kết quả mắc COVID-19.

Bác sĩ NGUYỄN THÀNH ÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar