15/09/2005 11:05 GMT+7

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

BS TRẦN THỊ KIM THU, Sức Khỏe & Đời Sống
BS TRẦN THỊ KIM THU, Sức Khỏe & Đời Sống

Căn bệnh này xuất hiện khi trẻ sinh ra không được đảm bảo vệ sinh rốn. Vi khuẩn uốn ván vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố phá vỡ hồng cầu, tạo các cơn co giật và co thắt cơ thanh quản. Hậu quả là trẻ không thở được và tử vong nhanh chóng.

Phóng to
Căn bệnh này xuất hiện khi trẻ sinh ra không được đảm bảo vệ sinh rốn. Vi khuẩn uốn ván vào cơ thể sẽ tiết ra độc tố phá vỡ hồng cầu, tạo các cơn co giật và co thắt cơ thanh quản. Hậu quả là trẻ không thở được và tử vong nhanh chóng.

Uốn ván là bệnh do trực khuẩn Nicolaie gây ra, được ghi nhận cách đây hơn 30 thế kỷ. Uốn ván rốn thường xảy ra vào mùa hạ và mùa thu vì khí hậu mùa này thích hợp cho vi khuẩn uốn ván phát triển. Bệnh hay gặp trong trường hợp sinh ở nhà do “mụ vườn” đỡ, dùng dao, kéo không vô khuẩn cắt rốn và do không có gói đẻ sạch (bông băng, chỉ buộc rốn không vô khuẩn). Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ không hợp vệ sinh (như thay băng rốn, nước tắm không sạch) cũng gây nhiễm khuẩn rốn, trong đó có vi trùng uốn ván.

Trực khuẩn Nicolaie xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua vết cắt rốn. Vi khuẩn uốn ván có thể sống trong điều kiện hiếm khí. Gặp hoàn cảnh không thuận lợi, nó tạo một lớp vỏ để chống đỡ gọi là nha bào, có thể chịu đựng được nhiệt độ 120 độ C trong 15 phút, nhiệt độ 90 độ C trong 2 giờ. Cho nên muốn tiêu diệt chúng, phải đun sôi các đồ vật trong 25-30 phút. Nha bào uốn ván có nhiều trong đất bụi, tá túc ở móng tay, ở trên da và các vật dụng khác như dao, kéo.

Sau khi vi khuẩn uốn ván vào cơ thể trẻ sơ sinh, chúng thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt. Trong thời kỳ ủ bệnh (trung bình 7 ngày, có khi sớm muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra), trẻ sơ sinh vẫn ăn ngủ bình thường, đôi khi hay quấy khóc, sốt nhẹ. Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh, người ta có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ. Thường nếu thời gian ủ bệnh trên 10 ngày thì việc điều trị có kết quả khả quan hơn.

Ở thời kỳ toàn phát, trẻ sốt 38-39 độ C, có khi lên 40-41 độ C, quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại như huýt sáo, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt; nếu cơn giật nhẹ thì da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

Sau cơn co giật là cơn co cứng các cơ, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng, làm cho trẻ sơ sinh có một tư thế đặc biệt: ưỡn cong người, cổ ngả ra sau, hai cánh tay khép sát người, hai chân duỗi thẳng. Cơn co giật và cơn co cứng có thể kéo dài hàng phút, nhịp độ của các cơn co có thể mau hay thưa tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Trẻ sơ sinh có thể bị chết ngay sau một cơn co giật và co cứng mạnh. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện sớm và điều trị tích cực, cơn giật tồn tại 10-15 ngày rồi giảm dần và trẻ khỏi bệnh.

Hiện nay tuy y học đã nghiên cứu được huyết thanh chống uốn ván và các phương pháp hồi sức hiện đại nhưng việc điều trị uốn ván chưa có kết quả tốt, tỷ lệ tử vong vẫn là 80%. Do vậy tốt nhất vẫn là phòng bệnh.

Người mẹ khi có thai phải tiêm phòng uốn ván 2 mũi, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau đó ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 15 ngày. Khi chuyển dạ, phải đến sinh tại cơ sở y tế. Trường hợp không may bị đẻ rơi thì không được dùng liềm, mảnh sành, que nứa, dao kéo bẩn để cắt rốn cho trẻ sơ sinh mà phải luộc dao kéo rồi mới cắt (đun sôi dụng cụ trong 2 giờ hoặc hấp ở nhiệt độ 120 độ C trong 20 phút). Sau đó, dùng chỉ, băng bông đã tiệt khuẩn (gói đỡ đẻ sạch) để băng rốn.

Những ngày sau, chú ý giữ rốn sạch cho đến khi rốn rụng và khô sẹo. Nếu băng bị ướt nước, phải thay ngay. Trong những tuần đầu khi chưa rụng rốn, phải dùng nước sạch (nước đun sôi để nguội để tắm cho bé). Khi thấy băng rốn ướt, có mùi hôi hoặc dịch mủ chảy ra thì chứng tỏ rốn đã bị nhiễm khuẩn, phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng uốn ván 5 mũi: Mũi đầu cách mũi thứ 2 một tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 từ 6 đến 12 tháng, mũi 4 và mũi 5 cách nhau 12 tháng.

BS TRẦN THỊ KIM THU, Sức Khỏe & Đời Sống

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn), cặp vợ chồng ở Hòa Bình đã hai lần mất con vì 'tiên lượng xấu'.

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Bác sĩ khoa sản tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng (Thái Bình) bị tố tắc trách khiến một trẻ sơ sinh nguy hiểm tính mạng.

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Lần đầu tiên các bác sĩ thành công đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi 30 tuần tuổi, hút dịch phổi cho thai nhi từ bụng mẹ.

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh.

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar