13/04/2005 14:36 GMT+7

Ứng xử của phái nữ trước vấn đề ly thân

Theo Gia đình
Theo Gia đình

Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ai cũng mơ ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ổn định, lâu bền đến trọn đời. Không ai muốn và ít ai nghĩ đến những trục trặc làm chia lìa mối duyên tình giữa cặp uyên ương.

Phóng to
Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ai cũng mơ ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc, ổn định, lâu bền đến trọn đời. Không ai muốn và ít ai nghĩ đến những trục trặc làm chia lìa mối duyên tình giữa cặp uyên ương.

Tuy nhiên, thực tế đời sống hôn nhân gia đình lại thường diễn ra theo một lôgíc không thuận lợi, dễ dàng như người ta hằng mơ tưởng, mà ở đó luôn có sự va chạm về mọi phương diện giữa hai con người "bằng xương, bằng thịt với những giới hạn vốn có của con người bình thường; hay nói cách khác, ở đó cặp uyên ương mới bước vào đời với tất cả những gì mơ mộng, lãng mạn của "thuở ban đầu trong tình yêu lung linh, ngọt ngào có thể sẽ vấp phải ngay "vị đắng" của "tình yêu sau hôn nhân", sẽ phải đối mặt với những "khuyết tật" của nhau vả cả những khuyết tật" của chính mình, khiến có thể dẫn đến những chỗ "gồ ghề", "lồi lõm" của hạnh phúc, trái với sự mong đợi ban đầu...

Và trong những khó khăn, trục trặc muôn thuở đó, chúng ta có thể tìm thấy bóng dáng của hiện tượng ly thân như một trong những vấn đề "nổi cộm" của đời sống gia đình hiện đại.

Khái niệm ly thân thường được hiểu như là sự tạm dừng chung sống, đặc biệt là về phương diện "sinh hoạt thầm kín" giữa cặp vợ chổng, do những bất đồng, mâu thuẫn trong gia đình, mà thường là chưa có sự can thiệp về mặt hành chính, pháp lý từ bên ngoài, nếu như không có những sự tranh chấp, xung đột thô bạo trong gia đình.

Đôi khi trong thực tế, ngời ta quan niệm ly thân một cách đơn giản, quy rút, tĩnh tại, chỉ là sự "giãn cách tạm thời chỉ là "chuyện nội bộ" giữa cặp vợ chồng... khiến có thể chủ quan, mất cảnh giác trước những diễn biến âm ỉ, phức tạp cùng những hậu quả của nó đối với hạnh phúc gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em. Thực ra khái niệm ly thân bao hàm một khoảng biến thiên rất rộng lớn trong thời gian, không gian, trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột và mức độ trầm trọng của xung đột...

Ly thân có thể diễn ra dưới hình thức "hờn dỗi", tạm tách giường ngủ riêng trong vài ngày rồi lại làm lành với nhau, hoặc dưới hình thức "chiến tranh lạnh" hàng tháng mới trở lại bình thường, hoặc có thể trường diễn hàng năm.. Loại ly thân càng kéo dài càng khó hàn gắn và càng gần đến ly hôn hơn.

Ly thân có thể diễn ra trong những không gian hoàn toàn riêng biệt như tách nhà, thuê nhà ra ở riêng theo kiểu phương Tây, hoặc vẫn chung sống dới một mái nhà, chỉ tách buồng hoặc tách giường, theo kiểu "sống chung nhưng ăn ngủ riêng, hoặc "sống chung, ăn chung nhưng ngủ riêng)...

Loại ly thân lâu dài dưới một mái nhà có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề cho quan hệ vợ chồng và cho việc giáo dục con cái hơn cả ly hôn.

Ly thân có thể xuất phát từ những sự hiểu nhầm, những bất đồng trong quan điểm, cách sống, những tình huống ghen tuông phản bội, những sự đối xử thô bạo với nhau.... Những nguyên nhân gắn với sự xúc phạm nặng nề về nhân cách thường đẩy ly thân đến đích ly hôn nhiều hơn là hàn gắn.

Như vậy, khác với tình huống ly hôn là đã kết thúc trọn vẹn một bi kịch với đầy đủ cơ sở pháp lý của nó rồi, chỉ còn có giá trị đem lại bài học kinh nghiệm sai lầm cho những người khác và cho lần kết hôn khác, trong tình huống ly thân, bài học đang được mở ra và có giá trị ngay tức thì cho những người trong cuộc, vì những bất đồng, xung đột đang diễn ra theo hai chiều hướng hoàn toàn đối lập nhau: - hoặc tình huống sẽ khá lên, nhờ hai bên đều có thời gian "giãn cách nhau", "lắng lại" để xem xét, phân tích những gì đã và đang xảy ra, tìm cách tự điều chỉnh, cứu vãn hạnh phúc; - hoặc tình huống sẽ trở nên ngày càng trầm trọng và tiến gần đến ly hôn. Do vậy những ứng xử bình tĩnh, sáng suốt, thấu tình đạt lý của những người trong cuộc lúc này sẽ ngay lập tức quyết định số phận hạnh phúc của họ và của con cái họ.

Để tránh những tổn thất, bi kịch trầm trọng trong quyết định ly thân, các chuyên gia về hôn nhân gia đình thường khuyến cáo phái nữ về những sai lầm khá phổ biến sau đây:

1. Phát động ly thân từ những lý do không xác đáng:

Đây là trường hợp của những phụ nữ hay hờn dỗi từ những lý do nhỏ nhặt như từ cách ứng xử vụng về, những lời bông đùa vô tình của chồng, từ những mối nghi ngờ, ghen tuông không có bằng chứng gì... Cách làm của họ là hờn dỗi rồi ly thân ngắn hạn vài hôm, chờ chồng khẩn nài làm lành rồi mới thôi. Ở đây tình huống thường không trầm trọng nhưng có một xu hướng sai lầm khá nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình là có những phụ nữ coi việc ly thân như một hình phạt mỗi khi chồng làm trái ý mình và coi chuyện "chung chăn gối" là phần thưởng dành cho chồng. Hãy dè chừng, bởi đã có những bài học sai lầm về sự lạm dụng kiểu "ly thân - hờn dỗi" này, vì nó đánh vào giới hạn cuối cùng của lòng kiên nhẫn và tính tự ái của đàn ông.

2. Ly thân không tuyên bố lý do hoặc "đánh tráo" lý do:

Khác với trường hợp trên, trường hợp này có thể có những lý do trục trặc rõ nét trong quan hệ vợ chồng, đáng thành vấn đề bàn bạc, nhưng trước tình huống này có những phụ nữ tỏ thái độ tức giận một cách im lặng và ngay lập tức ly thân không tuyên bố lý do tại sao.

Cũng có một xu hướng khác là có giải thích cho chồng về quyết định ly thân nhưng lại không nói đúng lý do như nó vốn có, mà tìm cách "đánh tráo" lý do. Chẳng hạn như, thay cho việc nói thẳng ra rằng "vì anh cư xử như vậy"....hay "vì anh có những biểu hiện như vậy... mà tôi không hài lòng..." thì người vợ lại nói: "Dạo này tôi mệt lắm, tôi cần yên tĩnh!"; hay tôi phải ngủ riêng với con để còn gọi nó dậy đi học buổi sáng!", hoặc thậm chí nói: "nằm cạnh anh, anh hay ngáy to, tôi ngủ không được"...

Tuy nhiên, cách ứng xử im lặng hoặc đánh tráo khái niệm" như vậy lại càng làm cho tình huống trở nên trầm trọng, vì nó chặn đứng ngay tử đầu con đường đối thoại để làm sáng tỏ vấn đề, khiến ly thân không đạt đến mục đích như mong muốn.

3. "Đóng kịch" trước con cái, giả vở như không có chuyện gì xảy ra:

Đó là trường hợp ly thân giữa những cặp vợ chồng muốn cư xử lịch sự, có văn hoá. Họ giải quyết rõ ràng vấn đề ly thân, không có gì mập mờ, né tránh giữa hai người.

Và sử dụng ý tốt đẹp đó, họ cùng "ký tắt" một bản "hợp đồng dài hạn": luôn luôn tỏ cho con cái thấy là bố mẹ vẫn sống hạnh phúc bên nhau, không có chuyện gì bất thường xảy ra cả... nhưng "màn kịch giả vờ không ly thân" do những nhân vật đang phải thực sự ly thân đóng, dù có tài "dàn dựng" đến mấy cũng không lọt qua được cặp mắt tò mò và nhạy cảm của các khán giả nhỏ tuổi thường trực trong gia đình.

Các công trình nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy, những trường hợp bố mẹ đóng kịch như vậy thường làm tăng mức độ rối nhiễu tâm lý của trẻ trầm trọng lên rất nhiều so với trường hợp bố mẹ cho trẻ biết sự thật một cách đàng hoàng, cùng giúp cho trẻ giải quyết "mặc cảm tội lỗi" (vì khi bố mẹ có xung đột, trẻ nhỏ thường nghĩ rằng do chúng mà bố mẹ "không ổn" với nhau), cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với trẻ một cách cụ thể và thiết thực...

4. Thiếu chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật:

Cũng theo lôgíc coi ly thân chỉ là "chuyện nội bộ" của cặp vợ chồng mà phái nữ thường mắc sai lầm không chủ động dự báo và chuẩn bị giải pháp ứng xử cho những tình huống gay cấn có thể xẩy ra và rất cần đến sự can thiệp của pháp luật như: sự tranh chấp về con cái, về tài sản để chuẩn bị cho ly hôn, những hành vi bạo lực... mà họ thường để cho sự việc xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết.

Thậm chí cũng có những phụ nữ lặng lẽ cam chịu một cách phi lý những sự đối xử thô bạo thường diễn trong thời kỳ ly thân với lý do là "không muốn để cho người ngoài biết", "không muốn vạch áo cho người xem lưng"; "cố gắng chịu đựng trong khi chờ đợi vấn đề được sáng tỏ"... Họ không thấy rằng những cách nghĩ sai lầm như vậy vô hình chung đã tiếp tay cho những kẻ quen thói giải quyết bất động, xung đột bằng bạo lực.

Thực ra trong những tình huống như vậy, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của pháp luật là hoàn toàn chính đáng và cần thiết. Nó không chỉ nhằm bảo vệ nhân quyền cho phụ nữ mà còn bảo vệ quyền của trẻ em được sống và phát triển bình thường trong một bầu không khí gia đình thuận lợi, không có những xung đột, bạo lực gay gắt giữa bố mẹ...

Theo Gia đình

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Chất lượng hôn nhân và sức khỏe là hai yếu tố song hành trong tuổi thọ.

Sống lâu hơn nhờ gia đình hạnh phúc

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar