12/08/2024 19:43 GMT+7

Úc ký thỏa thuận 50 năm, xử lý nhiên liệu cho tàu ngầm hạt nhân Anh, Mỹ

Theo thỏa thuận công bố ngày 12-8, Úc sẽ nhận các bí mật công nghệ và vật liệu hạt nhân từ Anh, Mỹ để sử dụng trong các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo Hãng thông tấn AFP, thỏa thuận được ký hồi tuần trước tại Mỹ và được Chính phủ Úc công bố ngày 12-8. Đây cũng là một phần của thỏa thuận lớn hơn mang tên AUKUS được ba nước ký năm 2021.

Thỏa thuận này ràng buộc ba nước vào các điều khoản để chuyển giao vật liệu và bí mật công nghệ hạt nhân nhạy cảm từ Mỹ và Anh.

Cụ thể, vật liệu hạt nhân cho hệ thống đẩy của các tàu ngầm trong tương lai sẽ được chuyển từ Mỹ hoặc Anh dưới dạng "các đơn vị năng lượng hàn hoàn chỉnh", theo thỏa thuận.

Úc sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ và xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ từ các đơn vị năng lượng hạt nhân được chuyển giao theo thỏa thuận.

Đáng chú ý, Úc sẽ bồi thường cho Mỹ và Anh "đối với mọi trách nhiệm pháp lý, mất mát, chi phí, thiệt hại hoặc thương tích" phát sinh từ rủi ro hạt nhân "liên quan đến thiết kế, sản xuất, lắp ráp, chuyển giao hoặc sử dụng" bất kỳ vật liệu và thiết bị nào được chuyển đến nước này.

Thỏa thuận vừa ký sẽ có hiệu lực cho đến ngày 31-12-2075, tức là hơn 50 năm nữa, song bất kỳ bên nào cũng có thể chấm dứt thỏa thuận "bằng cách thông báo bằng văn bản trước ít nhất một năm" cho các quốc gia khác.

Nếu bất kỳ quốc gia nào vi phạm hoặc chấm dứt thỏa thuận, các nước còn lại có "quyền yêu cầu trả lại hoặc tiêu hủy bất kỳ thông tin, tài liệu và thiết bị nào" đã được trao đổi.

Nếu Úc "vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ" theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân hoặc "kích nổ thiết bị nổ hạt nhân", Mỹ và Anh "có quyền ngừng hợp tác theo thỏa thuận và yêu cầu trả lại bất kỳ vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân nào đã chuyển giao trong khuôn khổ thỏa thuận".

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles nhấn mạnh thỏa thuận vừa ký là một bước đi quan trọng giúp nước này xây dựng, vận hành và duy trì một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Vị này đồng thời trấn an rằng đội tàu ngầm này sẽ có những tiêu chuẩn cao nhất về không phổ biến vũ khí hạt nhân, rằng Úc không tìm kiếm cơ hội sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Úc sẽ mua tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ kết hợp đóng mới

Theo báo The Guardian của Anh, việc Chính phủ Úc công bố văn bản của thỏa thuận nhằm bác bỏ các tuyên bố rằng chính quyền đã không thông báo cho công chúng các rủi ro tiềm ẩn về mặt chính trị.

Những người phản đối tin rằng tổng thống mới của Mỹ có thể từ chối bán tàu ngầm lớp Virginia cho Úc vào những năm 2030. Các lo ngại này xuất phát từ sự trì trệ tại các xưởng đóng tàu của Mỹ, vốn cũng đang khiến hải quân Mỹ phải lo lắng trước kế hoạch đóng mới các tàu ngầm cho chính họ.

Theo kế hoạch, Úc dự kiến mua ít nhất ba tàu ngầm lớp Virginia từ Mỹ vào những năm 2030.

Úc và Vương quốc Anh sau đó sẽ chế tạo một lớp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới được gọi là SSN-AUKUS.

Mỹ, Anh, Úc triển khai công nghệ AI theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc

Hải quân Mỹ phối hợp lực lượng phòng vệ Anh, Úc sẽ thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm CLB Vasco da Gama, mong muốn sẽ có thêm nhiều cầu thủ Brazil sang Việt Nam thi đấu và ngược lại.

Thủ tướng và Phu nhân được tặng áo đấu của câu lạc bộ bóng đá hàng đầu Brazil

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Hàn Quốc sắp triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt lớn chưa từng có từ 21-7 để thúc đẩy kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Hàn Quốc 'phát tiền cho dân' để kích thích tiêu dùng

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?

Kỹ sư Ấn Độ gây tranh cãi khi làm cùng lúc cho nhiều start-up. Sự việc phơi bày lỗ hổng tuyển dụng từ xa và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.

Làm cùng lúc cho 4 start-up, kỹ sư Ấn Độ bị bóc trần trên mạng xã hội: Vì sao tranh cãi?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar