12/10/2015 16:05 GMT+7

Úc cảnh báo nạn rửa tiền trong đầu tư từ Trung Quốc

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Cựu lãnh đạo cơ quan chống rửa tiền của Úc kêu gọi siết chặt kiểm tra dòng tiền từ Trung Quốc đổ vào bất động sản nước này để tránh biến Úc thành thiên đường cho tiền tham nhũng từ nước ngoài.

Một khu căn hộ sang trọng ở Townsville, Úc, thuộc sở hữu của người Trung Quốc - Ảnh: News.com.au

Ông John Schmidt, cựu lãnh đạo Trung tâm phân tích và báo cáo giao dịch Úc (AUSTRAC), kêu gọi Úc nên bảo vệ mình khỏi tiền tham nhũng. “Trên quốc tế, bất động sản là một trong những cách để người ta rửa tiền” - ông Schmidt nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình Four Corners của ABC.

Trong những năm từ 2002-2012, hơn 1.700 tỉ USD tiền tham nhũng và tiền do phạm tội tại Trung Quốc được tiêu xài trên toàn thế giới. Các khoản đầu tư từ Trung Quốc vào thị trường bất động sản Úc tăng hơn 400% trong vòng năm năm qua, trong đó riêng năm ngoái là hơn 12 tỉ USD.

Theo cuộc điều tra của ABC, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về việc một lượng lớn tiền bẩn từ Trung Quốc đang bị rửa ở Úc, nước này vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định nguồn gốc các dòng vốn đầu tư vào kinh tế.

Ngay cả Hội đồng đánh giá đầu tư nước ngoài (FIRB), cơ quan giám sát nguồn tiền từ nước ngoài đổ vào Úc, cũng ít khi nào thảo luận về vấn đề tiền tham nhũng. Một cựu quan chức của FIRB thừa nhận cơ quan này không quan tâm về vấn đề này. “Chuyện tiền đến từ đâu là trách nhiệm của người khác”, cựu quan chức Chris Miles của FIRB nói.

Theo ông Schmidt, các cơ quan thực thi luật pháp của Úc thiếu các nguồn lực để lọc hàng tỉ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên lãnh đạo Raymond Baker của tổ chức nghiên cứu Global Financial Integrity (Mỹ) cho rằng nhiều cơ quan Chính phủ Úc không muốn đặt câu hỏi mà chỉ muốn tiền đổ vào. “Nếu làm vậy chẳng khác nào tự rước thêm nhiều rủi ro” - ông Baker nhận định.

Hồi tháng 4-2015, Hiệp hội chống rửa tiền toàn cầu Financial Action Task Force (FATF) chỉ trích Úc vì đã để các đại lý bất động sản, cố vấn pháp luật và kế toán phớt lờ nguồn gốc tiền của khách hàng. “Một lượng tiền lớn từ Trung Quốc nghi bị rửa ở thị trường bất động sản Úc”, báo cáo của FATF viết.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar