30/06/2023 14:20 GMT+7

UBND TP.HCM kiến nghị giải quyết vướng mắc giáo dục nghề nghiệp

UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

UBND TP.HCM kiến nghị giải quyết vướng mắc giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 1.

Học viên giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Trong văn bản do Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ký, TP.HCM đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. 

Cụ thể, tại điều 4, quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, mức hỗ trợ cho người thuộc hộ cận nghèo hiện tối đa 2,5 triệu đồng/khóa học.

Người thuộc hộ nghèo, thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi có công với cách mạng, người thuộc gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ bị mất việc làm… được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/khóa học.

UBND TP.HCM cho rằng mức hỗ trợ này được quy định từ năm 2015. Hiện nay, mức hỗ trợ đã không còn phù hợp với thực tiễn. Mức học phí thực tế tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang bình quân khoảng 5 triệu đồng/khóa học.

Trong khi đó, những đối tượng trên sẽ không có khả năng đóng phần học phí chênh lệch sau khi được ngân sách hỗ trợ, nên việc vận động người dân học nghề để có việc làm, cải thiện thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các đối tượng là lao động nông thôn, người có đất bị thu hồi.

UBND TP.HCM đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Chính phủ, Thủ tướng điều chỉnh tăng mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng lên 5 triệu đồng/khóa học cho các đối tượng tại điều 4 này.

Cần bổ sung đối tượng được cấp chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cũng theo văn bản kiến nghị, UBND TP.HCM đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Quốc hội điều chỉnh bổ sung đối tượng được cấp giấy chứng nhận hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại điều 19 Luật giáo dục nghề nghiệp.

Nguyên do là trong quá trình rà soát các đối tượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vẫn còn một số cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Chẳng hạn bao gồm các viện, trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm đào tạo, trung tâm hỗ trợ nông dân… không nằm trong đối tượng được liệt kê.

Năm 2025, TP.HCM thu hút 45% học sinh tốt nghiệp vào giáo dục nghề nghiệp

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar