30/01/2016 09:15 GMT+7

Tiếp tục kiến nghị điều chỉnh Luật giáo dục nghề nghiệp

T.HÀ
T.HÀ

TT - Cần gọi là hệ thống giáo dục “quốc gia” thay vì “quốc dân”, đó là đề xuất của nhiều chuyên gia tại hội thảo do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức sáng 29-1, để góp ý cho đề án “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân” của Bộ GD-ĐT.

Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá: bên cạnh ưu điểm là đã bắt đầu đưa vào áp dụng các chuẩn quốc tế và quốc gia, thì cơ cấu hệ thống giáo dục do Bộ GD-ĐT xây dựng chưa phù hợp với thực tế, không khả thi, còn thiếu những luận cứ, cơ sở khoa học...

Các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến vào dự kiến phân luồng của Bộ GD-ĐT đối với THPT và đào tạo ĐH. Như việc phân thành ba luồng ở THPT dự báo sẽ khó thực hiện, tương tự như việc phân ban trước đây, tên gọi các nhánh theo định hướng đào tạo khác nhau trong giáo dục ĐH...

Một nội dung khác được nhiều đại biểu đề cập là những vướng mắc giữa Luật giáo dục nghề nghiệp và thực tế, bất cập giữa Luật giáo dục nghề nghiệp và Luật giáo dục ĐH. Trong đó, các ý kiến đều không đồng tình với việc nhập CĐ với CĐ nghề là một, và đưa vào giáo dục nghề nghiệp, vì cho rằng CĐ phải là bậc đào tạo thuộc giáo dục ĐH.

Các đại biểu cũng kiến nghị: khi xây dựng hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục thì cần điều chỉnh vấn đề nói trên, xác định lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH.

GS.TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng: để có thể xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện ở VN, trước hết Bộ GD-ĐT phải phân tích được những khiếm khuyết của hệ thống giáo dục hiện nay và chỉ ra được các nguyên nhân của những yếu kém đó, nhất là về công tác quản lý, cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục.

Đồng thời phải xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia trên nguyên tắc là một hệ thống giáo dục mở, gỡ bỏ được những rào cản đối với người học, để tạo cơ hội cho người học có thể dễ dàng tiếp cận với hệ thống giáo dục.

Các đại biểu cũng thống nhất ý kiến: cần xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục gắn liền với khung trình độ quốc gia.

Trao đổi tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết bộ đang trình Chính phủ phê duyệt khung trình độ quốc gia và sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp để hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

T.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar