04/12/2022 12:55 GMT+7

UAV - Bóng ma sát thủ từ trên không - Kỳ 2: Từ nhà xe đến máy bay không người lái hiện đại đầu tiên

DẠ THẢO
DẠ THẢO

TTO - Ít ai biết ý tưởng chế tạo máy bay không người lái (UAV) quân sự đã ra đời hơn 100 năm.

UAV - Bóng ma sát thủ từ trên không - Kỳ 2: Từ nhà xe đến máy bay không người lái hiện đại đầu tiên - Ảnh 1.

Không quân Anh biểu diễn điều khiển UAV Havilland DH-82B Queen Bee năm 1935 - Ảnh: RAF

Về kỹ thuật, UAV quân sự được sử dụng sớm nhất vào năm 1849 khi tàu Vulcano của Áo dùng các quả bóng bay không người lái chứa thuốc nổ tấn công thành phố Venezia bị bao vây.

Karem là người chế tạo máy bay tự hành đã làm thay đổi cách thức tiến hành chiến tranh hiện đại.

Tạp chí THE ECONOMIST

Máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến

Trước vụ tấn công, báo Die Presse (Áo) mô tả năm quả bóng bay sẽ được sử dụng với mỗi quả có đường kính 7m. Lúc trời thuận gió, các quả bóng được cho bay lên.

Khi bóng bay bên trên thành Venezia thì sẽ được điểm hỏa theo hiện tượng cảm ứng điện từ bằng một dây đồng dài ngắt với pin điện lớn đặt trên nóc nhà. Bóng sẽ rơi theo phương vuông góc và phát nổ khi chạm đất.

Kế hoạch thất bại thảm hại. Tạp chí Time tường thuật: "Các quả bóng bay lên khoảng 1.370m, sau đó phát nổ giữa không trung hoặc rơi xuống nước rồi gió đông nam bất ngờ thổi qua nên đưa bóng bay rơi trở lại quân bao vây".

UAV - Bóng ma sát thủ từ trên không - Kỳ 2: Từ nhà xe đến máy bay không người lái hiện đại đầu tiên - Ảnh 3.

Máy bay “bom bay” không người lái Kettering Bug của Mỹ Ảnh: Bảo tàng không quân Mỹ

Bóng bay chứa thuốc nổ không đáp ứng các định nghĩa hiện đại về UAV, do đó giới nghiên cứu đã công nhận UAV quân sự ra đời khởi đầu từ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Mùa xuân ấm áp năm 1914, TS Archibald Montgomery Low người Anh đã bộc lộ thiên tài sáng chế lần đầu tiên khi mày mò chế tạo một thứ máy truyền hình thô sơ có thể xem hình ảnh mờ ở khoảng cách xa hơn 6km.

Ông không tiếp tục hoàn thiện sáng chế bởi chiến tranh bùng nổ. Ông tình nguyện gia nhập quân đội, chẳng mấy chốc mang quân hàm đại úy trong Quân đoàn bay hoàng gia Anh rồi chỉ huy các chương trình thử nghiệm bí mật ở London.

Ông được giao nhiệm vụ tổ chức phát triển một hệ thống điều khiển bí mật dành cho UAV. Hệ thống được đặt tên là "Mục tiêu trên không" với hy vọng sẽ tấn công các khinh khí cầu Đức thường xuyên ném bom London từ năm 1915.

Ông đã hỗ trợ phát triển một loại đạn nổ bắn khí cầu Đức. Mùa thu năm 1916, loại đạn mới này đã bắn hạ một khí cầu, kết thúc giai đoạn gieo rắc kinh hoàng trên không của chúng.

Song song đó, hệ thống điều khiển từ xa dành cho UAV do ê kíp của ông nghiên cứu đã đạt được tiến bộ đáng kể nên quân đội tiếp tục tài trợ cho dự án này.

Tháng 3-1917, lần đầu tiên Anh thử nghiệm máy bay nhỏ điều khiển bằng sóng vô tuyến Aerial Target. Lần phóng thứ nhất không thành công. Đến lần phóng thứ hai, máy bay bay lên không rồi lật nhào và động cơ văng tung tóe.

Dù vậy, thử nghiệm cho thấy máy bay một cánh đơn với kích thước đầy đủ đã đáp ứng lệnh điều khiển từ mặt đất. Hiện nay, một số bộ phận quý giá của UAV quân sự đầu tiên trên thế giới này đang được bảo quản tại Bảo tàng Chiến tranh hoàng gia ở Anh.

Đến năm 1935, không quân hoàng gia Anh đã cho ra đời máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến Queen Bee DH.82B dùng làm mục tiêu trong huấn luyện.

Giới nghiên cứu cho rằng thuật ngữ "máy bay không người lái" đã bắt đầu được sử dụng vào thời điểm này. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng phòng không của Anh đã có một phi đội với hơn 400 UAV.

Theo trang web Military History Now (Mỹ), lần đầu tiên quân đội Mỹ đã phóng thử nghiệm thành công máy bay "bom bay" không người lái Kettering Bug vào tháng 10-1918 nhưng tỉ lệ thành công chỉ đạt xấp xỉ 22%.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội Mỹ tiếp tục nghiên cứu máy bay điều khiển bằng sóng vô tuyến như Anh nhưng không ưu tiên cho dự án này.

UAV bay một ngày không hạ cánh

Tuy nhiên, cuộc cách mạng UAV đã không thể xảy ra nếu không có kỹ sư Abraham Karem. Ông được xem là cha đẻ của công nghệ máy bay không người lái hiện đại theo nhà báo Richard Whittle (Mỹ), tác giả cuốn sách "Predator: Nguồn gốc bí mật cuộc cách mạng máy bay không người lái". Karem chào đời tại Baghdad (Iraq) năm 1937 trong gia đình Do Thái.

Năm 1951, gia đình ông chuyển đến Israel, nơi ông tốt nghiệp kỹ sư hàng không tại Viện Công nghệ Israel (Technon).

Từ nhỏ ông đã đam mê hàng không. Lấy cảm hứng từ người thầy từng là phi công trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông bắt đầu chế tạo mô hình máy bay từ năm 14 tuổi.

Trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973 giữa Israel và các nước Ả Rập, Israel cần một UAV làm mồi nhử để kích hoạt hệ thống radar phòng thủ rồi dùng tên lửa chống bức xạ tấn công hệ thống phòng không đối phương.

Ông đã cùng ê kíp thiết kế, chế tạo và điều khiển một UAV có chức năng như vậy chỉ trong một tháng.

Năm 1977, ông sang Mỹ định cư. Vào thời điểm đó, Lầu Năm Góc gần như từ bỏ các dự án UAV vì UAV Aquila ngon lành nhất vẫn thiếu độ tin cậy (bay cứ 20 tiếng lại rơi) và cần nhân lực đến 30 người để vận hành.

Với quan điểm "hiệu suất phần lớn là kết quả của thiết kế đầy cảm hứng và các hệ thống con được tích hợp và tối ưu hóa cao chứ không phải công nghệ tiên tiến nhất", ông thành lập Công ty Leading Systems và năm 1980 rút vào nhà để xe ở ngoại ô Hacienda Heights chế tạo UAV trong ánh mắt ngạc nhiên của người vợ bao dung.

Cùng với ba cộng sự, năm sau ông đã thử nghiệm UAV Albatross bay đến 56 tiếng. Albatross lọt vào mắt xanh của Cơ quan Các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng (DARPA) và được DARPA tài trợ.

Nguyên mẫu do DARPA tài trợ mang tên Amber chỉ có giá 350.000 USD. Phần lớn linh kiện được sản xuất tại nhà. Động cơ xăng bốn thì được phát triển bí mật trong nhà để xe. Các thiết bị điện tử tiên tiến và trạm mặt đất điều khiển từ xa được lắp ráp trong phòng khách.

Năm 1986, UAV Amber có thể bay một ngày mà không hạ cánh, đạt độ cao hơn 9.100m, hoạt động an toàn dù thời tiết xấu và chỉ gặp một sự cố trong 650 giờ bay thử nghiệm. Lục quân và hải quân Mỹ muốn mua mỗi năm 200 chiếc Amber.

Song năm 1987, dự án Amber bị hủy bỏ do Quốc hội muốn tập hợp các nghiên cứu về UAV vào một chương trình duy nhất.

Công ty Leading Systems phá sản. Ông Karem bán lại dự án Amber. Công ty quốc phòng General Atomics mua lại và dựa theo phiên bản Amber chế tạo UAV Gnat-750 vào năm 1994.

Giám đốc CIA lúc bấy giờ là Jim Woolsey đã mua hai chiếc đưa sang Bosnia làm nhiệm vụ trinh sát. Gnat-750 hoàn thành tốt nhiệm vụ, sau đó được đổi tên thành Predator, UAV quân sự hiện đại đầu tiên của thế giới.

kỳ 2 ảnh 3 (4) uav dl 1(Read-Only)

Ông Abraham Karem với chiếc UAV Albatross - Ảnh: smithsonianmag.com

Trả lời tạp chí Air Force Magazine (Mỹ), ông Karem khẳng định ban đầu chỉ phát triển UAV để thực hiện các nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát. Ông nói: "Tôi thực sự không nghĩ đến việc trang bị vũ khí cho UAV...

Chúng ta không cần người nổ súng. Những gì chúng ta cần là giám sát, nhận diện mục tiêu và xác nhận bằng tia laser". Dù vậy ông không hề hối tiếc khi sau này Predator được trang bị tên lửa không đối đất Hellfire.

CIA đã bí mật đưa UAV Predator đến Afghanistan tiêu diệt bọn khủng bố. Từ nhiệm vụ trinh sát ban đầu, lần đầu tiên Predator được trang bị tên lửa để trở thành UAV vũ trang.

Kỳ tới: Lần khai hỏa đầu tiên của UAV hiện đại

UAV - Bóng ma sát thủ từ trên không - Kỳ 1: Máy bay ném bom thời thế chiến

TTO - Chiến sự Nga - Ukraine đã chứng minh vai trò quan trọng của vũ khí máy bay không người lái trên chiến trường hiện đại.

DẠ THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar