19/02/2016 08:28 GMT+7

UAE phát động năm 2016 là năm đọc sách

D.KIM THOA
D.KIM THOA

TT - Giới chức giáo dục ở Dubai nhất trí rằng đọc sách sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện hơn bất cứ một hoạt động khác nào trong lớp học

Các học sinh Trường Uptown School ở Mirdiff, Dubai đang say sưa đọc sách Ảnh: Khaleejitimes

Sau công bố phát động chọn năm 2016 là năm đọc sách của Phó tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, tại quốc gia này đã nở rộ hàng loạt sáng kiến, chương trình giúp xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.

Theo Khaleejitimes, về những kế hoạch lớn của chương trình này, các quan chức thuộc Cơ quan Phát triển kiến thức và nhân lực (KHDA) ở Dubai cho biết chương trình sẽ bao gồm việc tổ chức những chuyến tham quan đọc sách ở các thư viện công cộng, phát triển hệ thống thư viện trong trường học, tổ chức nhiều hơn các cuộc thi viết và đọc sách...

Chỉ tính riêng ở thư viện Trường Uptown tại Mirdiff, Dubai đã có 40.000 cuốn sách.

Giám đốc điều hành Fatma Al Marri của Cơ quan Quản lý các trường học ở Dubai cho biết: “KHDA sẽ phối hợp chặt chẽ với các trường ở Dubai nhằm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. Sáng kiến Living Arabic sẽ giúp các nhà giáo dục tận dụng lợi thế công nghệ để triển khai các chương trình đọc sách”.

Giới chức giáo dục ở Dubai nhất trí rằng đọc sách sẽ giúp trẻ em phát triển toàn diện hơn bất cứ một hoạt động khác nào trong lớp học, giúp trẻ mở mang nhận thức xã hội, có khả năng biểu đạt quan điểm hiệu quả và biết đồng cảm hơn với người khác.

Để khuyến khích trẻ đọc sách, trang Khaleejitimes chia sẻ những “bí kíp” đơn giản như sau:

- Hãy làm mẫu cho trẻ: nếu muốn trẻ xem việc đọc sách là thú vị, bản thân người lớn phải tìm ra được khoảng thời gian ngắn mỗi ngày ngồi xuống và đọc sách.

- Dành thời gian cho việc đọc: trẻ em thích bắt chước. Nếu bạn dành thời gian rời xa điện thoại, máy tính bảng và cầm lấy sách, trẻ sẽ thấy ngay điều đó và muốn làm theo bạn.

- “Quyền lực” của anh chị lớn: điều này đặc biệt hiệu quả. Nếu anh/chị của trẻ thích đọc sách, đó sẽ là tấm gương tuyệt vời để trẻ noi theo.

- Có thể bắt đầu bằng tiểu thuyết đồ họa. Nhìn chung tiểu thuyết đồ họa hay truyện tranh không được khuyến khích trong giáo dục. Nhưng có thể dùng tiểu thuyết đồ họa như một công cụ hiệu quả để khuyến khích những độc giả miễn cưỡng đọc bắt đầu rèn thói quen tìm tới sách.

D.KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar