31/08/2020 21:01 GMT+7

'Tượng Trung Quốc chuyển lên Đà Lạt': Bên mua chưa trình được giấy tờ xuất xứ

MAI VINH - ĐỨC THỌ
MAI VINH - ĐỨC THỌ

TTO - Tại thời điểm kiểm tra (chiều 31-8), Công ty CP Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tượng mà dư luận nghi là binh sĩ Trung Quốc được công ty nhập từ địa phương khác đến Đà Lạt.

Tượng Trung Quốc chuyển lên Đà Lạt: Bên mua chưa trình được giấy tờ xuất xứ - Ảnh 1.

Tượng lính thời phong kiến được Liên Minh Group đưa về Đà Lạt đang tạo nhiều tranh cãi rằng giống tượng lính Trung Quốc - Ảnh: ĐỨC THỌ

Chiều 31-8, bà Nguyễn Thị Nguyên - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng - cho biết đã kiểm tra số tượng mà nhiều người nghi là "tượng binh sĩ Trung Quốc" do Công ty CP Tập đoàn Liên Minh đưa về Đà Lạt.

Theo bà Nguyên, tại thời điểm kiểm tra, đơn vị sở hữu không xuất trình được giấy tờ chứng minh xuất xứ, nguồn gốc của những bức tượng.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, trong 2 ngày qua mạng xã hội lan truyền một số hình ảnh tượng quân lính thời phong kiến được chuyển từ Bình Dương lên Đà Lạt trên các xe tải lớn.

Các tượng này được chia theo 3 nhóm mang vũ khí: mặc quân phục toàn thân phủ màu nhũ vàng; quân phục có xe màu nhũ vàng và đỏ; mặc áo vải.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là tượng đất mô phỏng tượng quân lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng. Một số ý kiến khác đặt nghi vấn chủ đầu tư đang xây dựng một "Tử Cấm thành kiểu Trung Quốc" hoặc đang tổ chức kinh doanh du lịch tâm linh có yếu tố Trung Quốc.

Tượng Trung Quốc chuyển lên Đà Lạt: Bên mua chưa trình được giấy tờ xuất xứ - Ảnh 2.

Tượng chuyển đến Đà Lạt được tập kết tại bãi xe của Khu du lịch Quỷ Núi (xã Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), cách trung tâm Đà Lạt 20km - Ảnh: ĐỨC THỌ

Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng đã lập biên bản ghi nhận việc đưa tượng từ địa phương khác về Đà Lạt. Ngoài ra, đơn vị này đang tiến hành xác minh các nội dung: nguồn gốc tượng, mục đích sử dụng, các yếu tố văn hóa - tâm linh.

Được biết các nội dung trên sẽ làm rõ vào ngày 1-9 trong cuộc làm việc của Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng với Liên Minh Group.

Ông Ngô Quang Phúc - chủ tịch Liên Minh Group - cho biết toàn bộ 230 tượng mua lại từ Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Đây là tượng cũ được đúc tại Việt Nam đã hơn 10 năm.

Trước khi ông mua, tượng được đặt bên trong Đại Nam để kinh doanh du lịch. Toàn bộ tượng này đều là tượng quân lính Việt Nam thời phong kiến với quân phục trên áo giáp và khiên của tượng đều có hoa văn chim lạc, tương tự như trên trống đồng Đông Sơn.

Tượng nghi lính Trung Quốc chuyển về Đà Lạt: không rõ xuất xứ - Ảnh 3.

Hình ảnh chuyển tượng lên Đà Lạt được lan truyền trên mạng xã hội - Ảnh: L.Đ.

Ông Phúc phủ nhận việc mua tượng binh sĩ Trung Quốc để kinh doanh du lịch tâm linh, xây dựng Tử Cấm thành kiểu Trung Quốc như mạng xã hội đã lan truyền khi chứng kiến việc chuyển tượng về Đà Lạt.

Liên quan đến việc ông chụp ảnh đưa lên mạng xã hội cùng dòng thông tin: "Đội tinh binh đã về đến khu du lịch phim trường được mang tên Tử Cấm Thành” gây nhiều phản ứng trên mạng xã hội, ông Phúc lý giải đó là sự bột phát về ý tưởng khi cùng đoàn xe chở tượng về Đà Lạt.

Ông nói: "Tôi có nghĩ đến Cấm Thành cố đô Huế và dự tính sẽ khảo sát kỹ để thực hiện trong tương lai nhằm khai thác du lịch, việc này không dính gì đến Trung Quốc hay các yếu tố tâm linh".

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, toàn bộ số tượng được chuyển lên Đà Lạt được tập kết tại bãi xe của Khu du lịch Quỷ Núi (xã Đạ Nghịt, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Đây là khu du lịch do Liên Minh Group đầu tư, bị đình chỉ hoạt động từ cuối tháng 7-2020.

Dỡ bỏ tượng gây phản cảm trong khu du lịch Quỷ Núi

TTO - Ngày 15-7, sau khi làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, ông Ngô Quang Phúc, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Liên Minh (Liên Minh Group, chủ đầu tư khu du lịch Quỷ Núi), đã đồng ý tháo dỡ các tượng quỷ gây phản cảm.

MAI VINH - ĐỨC THỌ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar