19/11/2022 12:12 GMT+7

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19

Tin, ảnh: TRẦN MẶC
Tin, ảnh: TRẦN MẶC

TTO - Nhắc về đại dịch đã cướp đi sinh mệnh của hơn 23.000 đồng bào trên khắp cả nước, những giọt nước mắt của người ở lại không ngừng rơi xuống nhưng đồng thời họ cũng động viên nhau mạnh mẽ để đi tiếp.

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, thực hiện nghi thức dâng hương tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 - Ảnh: TTXVN

Sáng 19-11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM phối hợp với các sở, ngành, đơn vị tổ chức họp mặt tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19.

Dự lễ tưởng niệm có ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM; ông Phan Văn Mãi - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP; bà Trần Kim Yến - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM; ông Võ Văn Thiện - Trưởng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cùng đại diện nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc, các tầng lớp nhân dân; đại diện các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch; thân nhân, gia đình đồng bào bị tử vong, cán bộ, chiến sĩ hy sinh do dịch COVID-19.

Buổi tưởng niệm được diễn ra cả ngày để người dân có thể đến thắp hương tưởng nhớ.

Phát biểu trong buổi tưởng niệm, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố - nói: "Cổ nhân có câu: 'Hoàng hôn cho chúng ta ít ngày hơn để sống, nhưng mặt trời cho chúng ta thêm một ngày hy vọng. Vì vậy hãy vui lên và hy vọng những điều tốt đẹp nhất'. Các gia đình sẽ không cô đơn, các cháu nhỏ mồ côi sẽ không cô đơn bởi có rất nhiều vòng tay yêu thương, ấm áp tình người cùng nâng đỡ, sẻ chia và luôn đồng hành cùng các gia đình và các cháu trên mỗi bước đường đời".

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Bà Trần Kim Yến mong muốn người ở lại sẽ không còn cô đơn khi được sự quan tâm và san sẻ từ cộng đồng - Ảnh: TRẦN MẶC

Tuy dịch bệnh đã qua đi nhưng những mất mát để lại còn quá lớn, vì thế buổi tưởng niệm được diễn ra với mong muốn tưởng nhớ những đồng bào đã rời đi, đồng thời san sẻ bớt những nỗi đau mà người ở lại phải gánh chịu. 

Đó là nỗi đau của người vợ có chồng là bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch đã hy sinh; là nỗi đau của người phụ nữ khi đồng thời mất cả chồng lẫn con vì COVID-19.

Nhắc về những ngày tháng khó khăn ấy, bà Thân Ngọc Hương - vợ cố bác sĩ Trịnh Hữu Nhẫn, trưởng Trạm y tế xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP.HCM, đã hy sinh trong đại dịch - không nén được xúc động: 

"Lúc đó anh cũng 60 tuổi, còn có bệnh nền nên tôi sợ lắm nhưng anh nói còn có mấy ngày nữa về hưu nên ráng làm để chăm sóc sức khỏe cho bà con. Khi bệnh dịch gay go phức tạp, tôi cương quyết nói anh xin nghỉ vì lo anh có bệnh nền. Nhưng anh lắc đầu nói với tôi, người khác có thể làm như vậy nhưng anh không thể. 

Anh nói anh ráng làm để đem màu xanh về cho thành phố. Hỏi màu xanh là gì, anh nói màu xanh là không còn dịch bệnh nữa, tất cả mọi người đều được khỏe mạnh và bình an, không còn cảnh giăng dây cách ly nữa".

Người bác sĩ ấy đã ra đi để nhiều người dân được sống. Tuy rất đau lòng nhưng bà Hương vẫn cố gắng mạnh mẽ để đi tiếp và luôn nhắn nhủ đến những người có người thân mất trong dịch bệnh: "Nỗi đau là nỗi đau, mình nhớ chứ không quên. Nhưng phải cố gắng sống để vượt qua nỗi đau, hướng đến một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn".

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Ông Phan Văn Mãi, bà Nguyễn Thị Lệ dâng hương tại Khu tưởng niệm - Ảnh: Thành ủy TP.HCM

Cũng như bà Hương, dẫu không thể quên được sự ra đi của người chồng và người con của mình nhưng bà Đàm Thị Kim vẫn luôn dặn lòng: 

"Buồn thì không bao giờ vơi nhưng chúng ta cố gắng để hy vọng đời sống mỗi ngày tích cực. Bởi vì còn các con và các cháu nên tôi phải ráng giữ gìn sức khỏe. Đất nước chúng ta đã ngăn chặn đại dịch rất tốt, tôi mong những người phải mất đi người thân sẽ vơi bớt nỗi buồn".

Tuy nỗi đau về việc mất đi người thân là không thể phai nhòa, nhưng như bà Trần Kim Yến đã nói, người ở lại sẽ không cô đơn vì luôn có sự nâng đỡ, san sẻ từ cộng đồng.

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Các cán bộ dành một phút mặc niệm cho 23.000 đồng bào, cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh: TRẦN MẶC

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Bà Thân Ngọc Hương luôn cố gắng mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau - Ảnh: TRẦN MẶC

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Lễ tưởng niệm diễn ra cả ngày để người dân đến thắp hương - Ảnh: TRẦN MẶC

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Bà Đàm Thị Kim xúc động khi nhắc về những người thân đã ra đi - Ảnh: TRẦN MẶC

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 8.

Nghệ sĩ Kim Cương bật khóc trong buổi tưởng niệm - Ảnh: TRẦN MẶC

Tưởng niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 9.

Các đại biểu dâng hoa tại Khu tưởng niệm - Ảnh: Thành ủy TP.HCM

Khai mạc đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu đồng bào tử vong do COVID-19

TTO - Sáng 18-8, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ khai mạc Đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19, tại Việt Nam Quốc Tự, TP.HCM.

Tin, ảnh: TRẦN MẶC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

Thông tin Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn vừa được đồng ý cho tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ học một số vị trí trong khu đền tháp Mỹ Sơn đang nhận được nhiều quan tâm.

Vì sao Đà Nẵng đề xuất khai quật khảo cổ ở khu đền tháp Mỹ Sơn?

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, cải lương với tư cách là một di sản văn hóa có thể vươn lên góp phần vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của đất nước trên khía cạnh là một loại hình nghệ thuật biểu diễn và là một sản phẩm du lịch văn hóa.

81 bài viết, một tập đại thành của sân khấu cải lương

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar