23/05/2023 12:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Tuổi thọ' các luật ngày càng trẻ, 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung

Sáng 23-5, Quốc hội thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Tuổi thọ các luật ngày càng trẻ, 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Ảnh: GIA HÂN

Tuổi thọ các đạo luật chỉ có "trên dưới 10 năm"

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho hay phương châm chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội là chủ động từ sớm, từ xa nhưng thực tế đang còn nhiều bất cập.

Ông nói việc thay đổi, bổ sung, điều chỉnh còn nhiều so với chương trình chính thức và việc này diễn ra nhiều năm, khá phổ biến.

Cạnh đó, ông đặt vấn đề về yếu tố dự báo chưa cao, yêu cầu thực tiễn cuộc sống đòi hỏi phải có điều chỉnh, bổ sung hay do kỷ luật, kỷ cương không được thực hiện một cách nghiêm túc, còn tình trạng nể nang, tùy tiện?

Ông Thắng thông tin thêm việc một số dự án luật chuẩn bị gửi đến đại biểu Quốc hội còn rất chậm, không bảo đảm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quy chế hoạt động của Quốc hội.

Từ đó làm hạn chế rất lớn đến việc nghiên cứu, tham gia của đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội.

"Dường như câu chuyện làm luật còn cập rập, vội vàng và thiếu chắc chắn; cùng với đó, tuổi thọ của các dự án luật ngày càng được “trẻ hóa”.

Một số dự án luật mới ban hành 2-3 năm lại sửa đổi, bổ sung. Đây là vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri, nhân dân quan tâm và yêu cầu phải được mổ xẻ, có giải pháp khắc phục dứt khoát căn cơ, không né tránh, không nể nang", ông Thắng nêu.

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cũng bày tỏ băn khoăn về việc nếu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực sự tối ưu thì tại sao tuổi thọ các đạo luật chỉ có "trên dưới 10 năm".

Nhiều đạo luật dễ cho cơ quan nhà nước, khó cho người dân và doanh nghiệp

"Nếu tiếp tục tư duy lập pháp theo kiểu cơ quan nào chủ trì sẽ trình dự luật cho Quốc hội, Quốc hội sẽ xem xét đưa vào kế hoạch hằng năm sẽ không tránh khỏi việc Quốc hội vẫn phải chạy theo, bị động khi cơ quan trình chậm", ông Thịnh nêu.

Ông dẫn chứng với việc quan tâm nhiều về dự án Luật Giá (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi) nhưng đến nay vẫn chưa có dự thảo cuối cùng.

"Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Tổng thư ký có nói trong báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ lưu ý nhưng ủy ban phải mạnh mẽ, quyết đoán hơn nữa việc những cơ quan nào vi phạm về thời gian là dừng, không đưa ra Quốc hội. Khi làm được thế thì chắc chắn sẽ nghiêm hết", ông Thịnh đề xuất.

Ông Thịnh cũng cảnh báo tình trạng dự thảo luật bao giờ cũng "cài cắm" những điều có lợi cho cơ quan xây dựng luật. Dù Quốc hội có thẩm tra và quyết định cuối cùng, nhưng cũng khó bao quát được hết các nội dung cài cắm này.

Ông nói thực tiễn cho thấy không cơ quan nào khi xây dựng dự thảo luật không tính đầy đủ lợi ích của cơ quan mình, sau đó mới tính đến các yếu tố khác. 

Vì thế, có tình trạng luật được ban hành nhưng dễ cho cơ quan nhà nước, lại khó cho người dân và doanh nghiệp. Điều này đã diễn ra tại nhiều đạo luật và nhiều năm nay.

Từ đó ông đề nghị cần trả lời một câu hỏi là công tác xây dựng pháp luật đã đáp ứng được yêu cầu của đất nước và mong mỏi của người dân hay chưa, và cho rằng đây là vấn đề Quốc hội cần bàn, suy nghĩ thêm.

Tăng cường phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng luật

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ việc tăng cường phòng chống lợi ích nhóm và tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật là trách nhiệm rất nặng nề với các cơ quan tham mưu, đặc biệt là các cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng. 

Ông đề nghị các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tiếp tục giám sát công tác xây dựng ban hành, tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh chương trình năm nay. Theo đó, bổ sung 4 dự án luật cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Với 3 dự án luật đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến, gồm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình năm nay. 

Sáng nay 22-5, Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 5, quyết định nhân sự cấp cao

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 22-5 dự kiến sẽ họp trong 22 ngày, chia làm 2 đợt. Tại kỳ họp sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác nhân sự.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ghi sổ tang, Tổng Bí thư Tô Lâm đã bày tỏ vô cùng thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - người đảng viên cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tận tụy, mẫu mực.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi sổ tang tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Tuổi Trẻ Online trân trọng giới thiệu bài viết: “Đồng chí Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc.

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar