24/05/2025 07:36 GMT+7

Nhà lãnh đạo bình dị Trần Đức Lương

Sáng nay (24-5), lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ Quốc tang diễn ra trong hai ngày 24 và 25-5.

trần đức lương - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương kiểm tra quy hoạch vịnh Hạ Long nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ cảnh quan môi trường vào ngày 15-10-1997 - Ảnh: TTXVN

Trọn đời hoạt động cách mạng, từ một kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Nhiều dấu ấn quan trọng với ngành điện

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Thái Phụng Nê - cựu bộ trưởng Bộ Năng lượng - chia sẻ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là bạn học từ thời phổ thông ở Trường trung học (nay là THPT) Lê Khiết ở Quảng Ngãi niên khóa 1954 - 1955. Sau khi tập kết ra Bắc, ông Trần Đức Lương vào làm việc trong lĩnh vực địa chất, còn ông Nê tham gia xây dựng các công trình thủy điện.

Theo ông Nê, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là một người cần mẫn, sâu sát, gắn bó và có nhiều công lao đối với ngành điện Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực thủy điện.

Trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, với vai trò là tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất (sau là Tổng cục Mỏ - Địa chất), ông Lương đã trực tiếp nhiều lần lên công trường để kiểm tra. Là người xuất thân từ một kỹ sư địa chất, ông mang đậm phong cách làm việc khoa học, thận trọng nhưng quyết liệt.

Với ngành điện - một lĩnh vực đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và kỹ thuật cao, ông Lương đã thể hiện tư duy của một nhà lãnh đạo quản lý, nhà khoa học kỹ thuật điềm đạm, sâu sắc, tỉ mỉ, cẩn trọng.

"Ông Trần Đức Lương là một trong những người có công lao lớn trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình và đã có rất nhiều ý kiến quan trọng góp phần xây dựng thành công công trình", ông Nê khẳng định.

Những đóng góp lớn của ông Lương, theo ông Nê, còn thể hiện ở việc tham gia các quyết sách xây dựng thủy điện trên bậc thang sông Đà, trong khoảng những năm 1995 - 2000.

Đặc biệt trong suốt thời kỳ đảm nhận vai trò phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, sau này là phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực năng lượng, ông Trần Đức Lương còn để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, nhất là trong công tác chỉ đạo chiến lược và triển khai thực tế các dự án điện lớn - từ quy hoạch dài hạn cho đến tổ chức thi công cụ thể.

Thời điểm đó, cùng Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người luôn được nhắc tới với tư duy đổi mới quyết liệt, với vai trò của mình, Phó thủ tướng Trần Đức Lương chính là người góp phần lớn lao tạo nền móng vững chắc cho một ngành điện có quy hoạch tổng thể, tầm nhìn dài hạn, khoa học, phát triển mạnh mẽ đến ngày nay.

"Có thể khẳng định nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là nhà lãnh đạo bình dị, cần cù, rất cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác lãnh đạo. Trong mọi việc, ông luôn xem xét đánh giá rất kỹ lưỡng rồi mới đưa ra các quyết định. Đó là một đức tính cần học tập", ông Nê chia sẻ.

trần đức lương - Ảnh 2.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong chuyến khảo sát trận lũ lịch sử năm 2000 ở Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh tư liệu

Đóng góp to lớn vào sự phát triển ngành địa chất

Ông Đoàn Kỳ Thụy, thư ký riêng của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi ông làm tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất, đã bày tỏ rất may mắn khi được làm việc với người thủ trưởng gần gũi, hiền lành, ham học, có phong cách làm việc khoa học, "hiểu rất sâu sắc địa chất Việt Nam".

Ông Thụy nhớ lại mỗi lần đoàn địa chất đi khảo sát thực địa thường kéo dài cả tuần ở Tây Bắc. Dù là cấp trên nhưng ông Trần Đức Lương khi đó không bao giờ đẩy việc cho cấp dưới mà luôn trực tiếp tự mang ba lô, lội suối, băng rừng, đập đá địa chất để tự nghiên cứu tìm hiểu, từ đó đưa ra kết luận chính xác nhất sau mỗi chuyến đi.

Theo lời ông Thụy, không chỉ ghi dấu ấn ở Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000, ông Trần Đức Lương còn đóng góp lớn trong công tác địa chất với các việc tìm kiếm, phát hiện các tài nguyên quý hiếm của Việt Nam như boxit, đất hiếm...

Ông Thụy khâm phục tính rèn luyện, tự học tập của ông Trần Đức Lương. Từ cán bộ kỹ thuật sơ cấp, ông Lương phấn đấu lên kỹ sư, rồi học chuyên tu đại học mỏ địa chất, được bổ nhiệm lãnh đạo tổng cục đều là kết quả của việc nỗ lực tự học, đi thực địa để nắm địa chất. Bên cạnh đó ông cũng tự học, nói tiếng Nga rất giỏi và tự học tiếng Anh.

Có thể thấy trọn đời hoạt động cách mạng, từ cán bộ sơ cấp rồi kỹ sư địa chất cần mẫn đến người đứng đầu Nhà nước, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đặc biệt đối với sự phát triển to lớn của ngành địa chất Việt Nam.

trần đức lương - Ảnh 3.

Ngày 25-9-2010, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm, làm việc tại Hà Tĩnh - Ảnh tư liệu: Thanh Hoài

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), bắt đầu từ 7h ngày 24-5 đến 7h ngày 25-5. Lễ truy điệu được tổ chức lúc 7h ngày 25-5 tại Nhà tang lễ quốc gia.

Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại nghĩa trang quê nhà (xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Cùng thời gian này, tại hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và tại hội trường T50 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi) cũng diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước.

Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Hà Nội, TP.HCM và tỉnh Quảng Ngãi.

Trong hai ngày diễn ra lễ Quốc tang, các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.

Ông Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp rất quan trọng cho ngành địa chất Việt Nam. Trong đó, công trình nổi bật nhất là đồng chủ biên xây dựng nên Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 - là công trình tổng hợp đầu tiên của nước ta về cấu trúc địa chất của Việt Nam, đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.

Sự ra đời của Bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1/500.000 là dấu mốc quan trọng, định hướng cho công tác nghiên cứu, điều tra địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản, góp phần quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mở cửa ra đại dương cho dân thoát nghèo, làm giàu

trần đức lương - Ảnh 4.

Ông Lê Văn Mùi, nguyên chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, kể về những kỷ niệm với nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Ảnh: TRẦN MAI

Thông tin nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần khiến những người ở quê nhà xã Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi) xót thương. Mọi người đều nhắc nhớ về ông bằng những kỷ niệm gần gũi.

Dấu ấn lớn nhất mà nhiều lãnh đạo của thị xã Đức Phổ qua các thời kỳ khi nhắc về ông Trần Đức Lương chính là nỗi trăn trở với cảng biển Sa Huỳnh và Mỹ Á (thị xã Đức Phổ) nếu không sớm hoàn thành thì dải đất phía nam tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn nghèo khó.

Ông Cao Văn Lệ, nguyên bí thư Huyện ủy Đức Phổ (nay là thị xã Đức Phổ), thẫn thờ khi hay tin ông Trần Đức Lương qua đời. "Mất mát này quá lớn, tôi vẫn nhớ rõ hình ảnh của anh chừng 30 năm trước", ông Lệ nói.

Năm 1997, ông Lệ làm bí thư Huyện ủy Đức Phổ khi đó đã nhiều lần gặp Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Lúc thì ông Lương trở về với vai trò Chủ tịch nước, khi là đại biểu Quốc hội, có lần là người con của quê hương. Trong vai trò nào, ông Lương cũng gần gũi và lắng nghe từng tâm tư nguyện vọng của chính quyền địa phương và người dân.

Có lần nghe bà con cử tri nói cửa biển Mỹ Á (phường Phổ Quang) và cửa biển Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh) chật hẹp, việc ra khơi của người dân gặp khó, đánh bắt vì vậy không đạt hiệu quả. Lập tức Chủ tịch nước Trần Đức Lương tranh thủ thời gian đến hai cảng biển khảo sát.

"Anh Lương đi một vòng thì nói với tôi là phải tập trung nguồn lực, thiếu thì xin cấp trên hỗ trợ mở rộng hai cảng biển. Anh bảo phải mở cửa ra đại dương cho dân thoát nghèo và làm giàu. Bây giờ nhìn lại lời ấy rất đúng. Từ hai địa phương ven biển khó khăn, giờ phường Phổ Quang và Phổ Thạnh giàu có bậc nhất thị xã", ông Lệ nói.

Tương tự, ông Lê Văn Mùi, nguyên chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ, cũng nói rằng Chủ tịch nước Trần Đức Lương có cái nhìn đại cục của một nguyên thủ. Ông Lương không chấp nhận dài dòng báo cáo mà lập tức đi vào cụ thể vấn đề.

Hồi ức thì rất nhiều, nhưng ông Mùi bảo kỷ niệm nhớ đời là lúc đọc báo cáo chuẩn bị sẵn khái quát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Mùi báo cáo xong rất tự tin, nhưng bất ngờ ông Lương hỏi "thu nhập hiện tại của mỗi hộ gia đình là bao nhiêu".

"Việc này chúng tôi không chuẩn bị nên đứng khựng, tôi bí. Chủ tịch nước dặn dò phải cụ thể đến từng người dân. Qua đó tôi nhìn nhận mình chưa làm tốt, là lãnh đạo phải cụ thể, sát thực tiễn, tránh chung chung", ông Mùi tâm sự.

Sẵn sàng đón người con ưu tú về lại quê hương

Những ngày qua, công tác chuẩn bị tiền trạm và hậu cần tại thị xã Đức Phổ và xã Phổ Khánh được chính quyền địa phương tập trung cao độ, sẵn sàng đón cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Công tác chuẩn bị cho nơi an nghỉ không chỉ giới hạn ở khu vực mộ phần mà còn mở rộng ra toàn bộ khu vực xung quanh. Một trong những hạng mục trọng điểm là việc mở rộng và bê tông hóa hơn 1km đường dẫn đến chân núi Dông Bồ tại thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh - nơi tọa lạc khu mộ. Con đường này được nâng cấp với chiều rộng 6,5m và được kéo điện, nhằm đảm bảo sự di chuyển thuận tiện cho các đoàn viếng và người dân đến dâng hương.

Ông Nguyễn Xuân Văn, phó bí thư Thị ủy Đức Phổ, cho biết: "Khuôn viên mai táng của bác Trần Đức Lương cơ bản đến giờ này đã chuẩn bị xong. Chúng tôi cũng đã phân công trong Ban Thường vụ cử người túc trực tại các điểm viếng được tỉnh giao".

Chính quyền xã Phổ Khánh cũng đã huy động các lực lượng dân quân, phụ nữ, nông dân, đoàn viên để tiến hành tổng dọn dẹp, vệ sinh và chỉnh trang khu vực nhà thờ họ Trần ở xóm 3, thôn Diên Trường. Đây là nơi thờ tự nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương sau này.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24-5, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một xã Cà Mau còn khuyết 10 chức danh cấp phó

Xã Tân Tiến (tỉnh Cà Mau) được giao biên chế 93 người, nhưng hiện còn thiếu 15 cán bộ, trong đó có đến 10 vị trí lãnh đạo cấp phó chưa có người đảm nhiệm, gây khó khăn cho hoạt động điều hành.

Một xã Cà Mau còn khuyết 10 chức danh cấp phó

Hà Nội chi hàng chục tỉ đồng phòng cháy cho tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động tại 12 nhà ga và khu depot. Đồng thời bổ sung hệ thống hút khói tại phòng ắc quy, phòng điện; đảm bảo 2 hệ thống hút khói độc lập cho nhà ga thuộc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông.

Hà Nội chi hàng chục tỉ đồng phòng cháy cho tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Giấu hàng trăm kg bạc trong xe container từ Trung Quốc vào Việt Nam

Lực lượng Bộ đội biên phòng triệt phá đường dây buôn lậu kim loại quý, bắt 1 người Trung Quốc giấu hàng trăm kg bạc trong xe container nhập lậu vào Việt Nam.

Giấu hàng trăm kg bạc trong xe container từ Trung Quốc vào Việt Nam

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Tiến độ vành đai 3 TP.HCM: Xây dựng kịch bản thông xe đoạn phía Đông

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố Bùi Xuân Cường, sau cuộc họp rà soát tiến độ tuyến đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố.

Tiến độ vành đai 3 TP.HCM: Xây dựng kịch bản thông xe đoạn phía Đông

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ ‘xây dựng trái phép tại phường Phước Thắng’

Chủ tịch UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo sở chức năng và các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm vụ 'nở rộ xây dựng trái phép tại phường Phước Thắng' mà Tuổi Trẻ Online phản ánh.

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ ‘xây dựng trái phép tại phường Phước Thắng’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar