01/07/2025 05:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ vụ ông Trịnh Văn Quyết: Nộp ngàn tỉ khắc phục, được giảm án có giảm tính răn đe?

Nộp khắc phục đủ 2.470 tỉ, ông Trịnh Văn Quyết được giảm đến 14 năm tù, một em gái được trả tự do tại tòa. Dư luận chia làm hai hướng cả đồng tình cả băn khoăn xung quanh mức án cựu chủ tịch FLC được giảm sâu.

Trịnh Văn Quyết - Ảnh 1.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được dẫn giải trong phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: DANH TRỌNG

Ngay từ trước khi tòa phúc thẩm đưa ra phán quyết, thông tin gia đình ông Trịnh Văn Quyết nộp đủ 2.470 tỉ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án đã khiến dư luận chia làm hai hướng.

Nhiều ý kiến đồng thuận bày tỏ cảm xúc về việc "đại gia" nộp ngàn tỉ khắc phục hậu quả, đặc biệt quan tâm thông tin vợ ông Quyết thay chồng nộp tiền và ví với hình ảnh "người vợ tào khang" vẫn bên chồng lúc hoạn nạn khó khăn.

Nhưng cũng không ít người đưa ra quan điểm cho rằng việc nộp tiền khắc phục là bắt buộc, nếu giảm án nhiều thì có giảm tính răn đe? Nhận định của hội đồng xét xử (HĐXX) và ý kiến các chuyên gia pháp lý xung quanh việc ông Quyết cùng nhiều bị cáo được giảm án sâu như thế nào?

Vì sao ông Quyết được giảm 14 năm tù?

Bản án phúc thẩm được tòa tuyên hôm 26-6 phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (án sơ thẩm 18 năm tù); 4 tỉ đồng về tội thao túng thị trường chứng khoán (án sơ thẩm 3 năm tù).

Tổng hình phạt phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết là 7 năm tù, phạt 4 tỉ đồng, được giảm 14 năm tù so với án sơ thẩm. Hai em gái của cựu chủ tịch FLC cũng được giảm án sâu, trong đó một người được hưởng mức án bằng thời hạn tạm giam.

Các bị cáo trong nhóm tội thao túng thị trường chứng khoán cũng được chuyển từ hình thức phạt tù sang phạt tiền.

Theo bản án phúc thẩm, quá trình xét xử cựu chủ tịch FLC đã xuất trình các tài liệu mới như nộp tiền khắc phục hậu quả của vụ án để bồi thường cho các bị hại, hơn 5.000 đơn của các tổ chức cá nhân xin giảm nhẹ cho ông Quyết trong đó có đơn của hơn 100 bị hại.

Ngoài ra, ông Trịnh Văn Quyết sức khỏe đang yếu, mắc nhiều bệnh như lao phổi, hen phế quản, suy thận, viêm gan, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa... và bệnh viện có báo cáo nhận định cựu chủ tịch FLC "có nguy cơ tử vong rất cao".

"Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong đó bị cáo đã tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án do hành vi phạm tội của mình gây ra theo quyết định của bản án sơ thẩm.

Riêng bản thân bị cáo Quyết đã khắc phục thừa 20 tỉ đồng so với phần trách nhiệm của mình so với bản án sơ thẩm đã tuyên", HĐXX phúc thẩm nhận định khi tuyên án.

Bản án phúc thẩm đánh giá ông Trịnh Văn Quyết tích cực khắc phục hậu quả vụ án và khắc phục thừa đã thể hiện rõ trách nhiệm, thái độ ăn năn, hối cải góp phần giảm thiệt hại cho các bị hại và "cũng là mong muốn sửa chữa lỗi lầm của mình", đây là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1, điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

HĐXX nêu quan điểm đối với các tội xâm phạm quyền sở hữu, xâm phạm quyền sở hữu kinh tế thì việc khắc phục hậu quả vụ án đóng vai trò mấu chốt, trọng điểm để xem xét, quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Tại tòa phúc thẩm, gia đình bị cáo đã nộp thêm 24,5 tỉ đồng để chứng minh khả năng nộp tiền cho tất cả các bị cáo xin được chuyển hình phạt tù sang phạt tiền đối với tội thao túng thị trường chứng khoán.

Pháp luật không chỉ trừng phạt mà còn cần "khoan dung có điều kiện"

Trước nhiều ý kiến băn khoăn về mức án dành cho các bị cáo trong vụ án được giảm sâu thì có giảm tính răn đe, luật sư Trương Anh Tú ( TAT Law Firm) nêu quan điểm việc tòa phúc thẩm quyết định giảm từ 21 năm xuống còn 7 năm tù cho ông Trịnh Văn Quyết "không chỉ là diễn biến gây chú ý trong giới tài chính - pháp lý" mà còn là một minh chứng sống động cho tinh thần "không hình sự hóa quan hệ dân sự - kinh tế" được thể hiện trong nghị quyết 68/2025/TW.

Luật sư Tú cho rằng "hệ thống pháp luật hiện đại không chỉ trừng phạt mà còn biết khoan dung một cách có điều kiện".

"Trong vụ án này bị cáo đã chủ động khắc phục toàn bộ hậu quả, hoàn trả toàn bộ tài sản chiếm đoạt, thậm chí còn nộp thừa số tiền hàng chục tỉ đồng. Hành động đó không chỉ là thiện chí mà còn là nền tảng pháp lý để xem xét giảm nhẹ hình phạt theo Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các nghị quyết hướng dẫn của Quốc hội, TAND tối cao, Viện KSND tối cao", ông Tú phân tích.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa là sức khỏe bị cáo được kết luận đang suy kiệt trầm trọng, nguy cơ tử vong cao - đây là tình tiết giảm nhẹ nhân đạo, thường chỉ áp dụng với các trường hợp đặc biệt.

Đồng thời có tới hơn 5.000 cá nhân, tổ chức gửi đơn xin giảm án, phản ánh sự quan tâm của xã hội và cho thấy yếu tố "mức độ nguy hiểm cho cộng đồng" không còn quá cao tại thời điểm xét xử phúc thẩm, luật sư Tú phân tích thêm.

"Nhưng sâu xa hơn, đây là một vụ án mang tính định hướng chính sách hình sự trong bối cảnh mới. Chúng ta đã và đang từng bước dịch chuyển từ tư duy xử lý nghiêm khắc mọi sai phạm sang xử lý có chọn lọc, có khả năng khôi phục trật tự và tái hòa nhập xã hội.

Chủ trương không hình sự hóa không đồng nghĩa với dung túng. Ngược lại đó là bước tiến tư duy pháp lý, trừng phạt chỉ là một phần của công lý, phần còn lại là cơ hội cho người sửa sai và tái thiết niềm tin", luật sư nêu quan điểm.

Ông Hoàng Văn Hướng, ủy viên hội đồng khen thưởng kỷ luật Đoàn luật sư TP Hà Nội, bày tỏ không hoàn toàn nhất trí quan điểm cho rằng bị cáo được giảm án sẽ giảm tính răn đe. "Bởi vì thực tế đối với con người chắc chắn không một ai muốn đi tù hoặc là đối tượng bị xét xử.

Những quan điểm này là không có căn cứ, tôi xin khẳng định chắc chắn là tính răn đe và phòng ngừa chung không bị giảm đi khi chúng ta thực hiện những chủ trương nhân đạo, nhân ái, nhân văn trong áp dụng chế tài đối với những người đã biết ăn năn hối cải và khắc phục hậu quả, đặc biệt bằng tài sản và những khoản tiền rất lớn".

Từ thực tế tham gia bào chữa tại các phiên tòa, thạc sĩ Bùi Phương Lan - trưởng Văn phòng luật sư Lan Bùi và cộng sự - cho biết không chỉ sau vụ ông Quyết mà trước đó sau nhiều bản án cũng có ý kiến cho rằng việc bị cáo nộp lại tiền thì được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ gây ra hệ lụy khiến người ta có suy nghĩ cứ phạm tội, tham ô, chiếm đoạt tiền đến khi vướng lao lý mới nộp lại thì tội sẽ nhẹ.

"Việc bị cáo nộp lại tiền để khắc phục hậu quả của vụ án chỉ là một trong những các tình tiết giảm nhẹ được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng khi xem xét trong quá trình giải quyết vụ án đối với từng trường hợp phạm tội.

Các tình tiết giảm nhẹ chỉ làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng ít nghiêm trọng hơn chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm, vì vậy việc phải chấp hành hình phạt như hình phạt tù, phạt tù nhưng cho hưởng án treo hay cải tạo không giam giữ... dù đã được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nhưng vẫn là những hình phạt", bà Lan phân tích.

Theo thạc sĩ Bùi Phương Lan, tại điều 31 Bộ luật Hình sự 2015 quy định "hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới...".

"Hình phạt trước hết là nhằm trừng trị người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội. Nếu hình phạt không có mục đích trừng trị thì cũng không còn là hình phạt nữa.

Hình phạt cũng nhằm để giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tội phạm, vì vậy mặc dù luật áp dụng những tình tiết giảm nhẹ nhằm làm giảm bớt một phần trách nhiệm hình sự của người phạm tội nhưng không phải vì thế mà làm giảm nhẹ tính trừng trị hay tính giáo dục của pháp luật", bà Lan bày tỏ.

Vụ án tạo tiền lệ mềm trong thực thi chính sách nhân văn

Nói thêm về bản án, ông Trương Anh Tú cho rằng vụ ông Trịnh Văn Quyết sẽ là "tiền lệ mềm" đáng lưu ý trong thực thi chính sách hình sự nhân văn. Nó khuyến khích các doanh nhân - dù đã lầm lỗi - có động lực để khắc phục hậu quả, phối hợp điều tra và cải tạo tốt thay vì rơi vào tâm thế đối đầu hoặc bất hợp tác.

"Tất nhiên dư luận có quyền đặt câu hỏi. Nhưng xét từ góc độ pháp lý, phán quyết này không phải là ân huệ cá nhân mà là sự vận dụng hợp lý pháp luật hiện hành, dựa trên chủ trương cải cách tư pháp đã được Quốc hội thông qua.

Nếu pháp luật không biết tha thứ đúng lúc thì sự răn đe sẽ thiếu đi tính nhân bản. Và nếu người vi phạm đã hoàn trả toàn bộ thiệt hại - thậm chí trả nhiều hơn - thì công lý đôi khi không cần kéo dài thêm bằng xiềng xích mà cần được đóng lại bằng tinh thần trách nhiệm và cơ hội phục hồi", luật sư Tú bày tỏ.

Hôm nay tòa phúc thẩm tuyên án ông Trịnh Văn Quyết sau khi đã khắc phục đủ 2.470 tỉ

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được viện kiểm sát đề nghị giảm 13-14 năm tù và phạt tiền 4 tỉ đồng, hôm nay tòa phúc thẩm sẽ phán quyết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

P.T.K.Hoa "chém gió" đầu tư kinh doanh ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lừa được 2,9 tỉ đồng, Hoa mang đi trả nợ và tiêu xài.

'Chém gió' đầu tư ở Bờ Biển Ngà, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc

Giám đốc và phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc cùng một phó trưởng khoa bị công an bắt giữ, với cáo buộc nhận hối lộ để kết luận giám định tâm thần.

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc

Cựu cán bộ công an bị đề nghị tử hình vì dùng xe phường chở ma túy cho 'bà trùm'

Hai cựu cán bộ công an ở Hà Nội bị cáo buộc bao che, tiếp tay cho bà trùm Hương "Mẩu" buôn ma túy và hưởng lợi, cùng bị viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình để đảm bảo 'răn đe phòng ngừa chung'.

Cựu cán bộ công an bị đề nghị tử hình vì dùng xe phường chở ma túy cho 'bà trùm'

Bắt một nhà báo để điều tra hành vi 'cưỡng đoạt tài sản'

Lợi dụng hoạt động báo chí ghi hình nhiều phương tiện vận tải, sau đó liên hệ để đe dọa các doanh nghiệp, yêu cầu đưa tiền nếu không sẽ viết bài phản ánh. Một nhà báo bị bắt giữ để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Bắt một nhà báo để điều tra hành vi 'cưỡng đoạt tài sản'

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực từ 1-7, Tuấn 'cọp' và 5 đồng phạm thoát án tử

Sáng 1-7, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử bị cáo Lê Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn 'cọp') và 5 đồng phạm về các tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Trước đó, các bị cáo này bị truy tố các tội danh có mức hình phạt đến tử hình.

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực từ 1-7, Tuấn 'cọp' và 5 đồng phạm thoát án tử

Khởi tố chủ và nhóm nam, nữ bay lắc ở quán karaoke

Nhóm nam nữ đang 'bay lắc' ở quán karaoke thì bị công an bắt quả tang. Không chỉ nhóm tổ chức và sử dụng trái phép chất ma túy bị khởi tố, mà chủ quán cũng bị khởi tố vì chứa chấp.

Khởi tố chủ và nhóm nam, nữ bay lắc ở quán karaoke
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar