19/08/2024 11:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ vụ bò sữa chết hàng loạt

Tính đến ngày 18-8, tổng số bò sữa chết sau tiêm vắc xin đã lên đến gần 300 con và tổng số bò mắc bệnh tại Lâm Đồng khoảng 6.000 con.

Từ vụ bò sữa chết hàng loạt - Ảnh 1.

Người dân chở bò sữa chết đi tiêu hủy - Ảnh: M.V.

Khi đàn bò sữa ở Lâm Đồng chết ồ ạt, ông Phùng Đức Tiến - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đã cùng các chuyên gia vào tận chuồng trại để tìm hiểu nguyên nhân.

Giữa trại bò sữa nhiều con đang thoi thóp, ông Tiến yêu cầu xác định nguyên nhân để làm cơ sở đền bù, hỗ trợ thiệt hại sau này cho nông dân.

Khi thăm chuồng trại, ông Tiến và UBND tỉnh Lâm Đồng đều xác định đàn bò sữa chết, bệnh thoi thóp có liên quan vắc xin NAVET-LPVAC của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương (Navetco).

Kết luận ban đầu của Cục Thú y không nằm ngoài nhận định trên: nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2) sau khi tiêm vắc xin NAVET-LPVAC của Navetco.

Kết luận ban đầu được báo cáo đến Phó thủ tướng Trần Lưu Quang sau khi căn cứ triệu chứng lâm sàng của bò bị bệnh, mổ khám kiểm tra bệnh tích, kết quả xét nghiệm và giải trình tự gene.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thừa nhận một nội dung mà nguyên tắc quản trị rủi ro không cho phép: Loại vắc xin ngừa bệnh viêm da nổi cục nói trên lần đầu tiên tiêm cho đàn bò sữa tại tỉnh này và chưa tiêm khảo nghiệm trong phạm vi nhỏ trước khi tiêm đồng loạt (từ giữa tháng 7-2024).

Loại vắc xin nói trên được tỉnh Lâm Đồng mua cùng nhiều loại hóa chất để phòng chống dịch bệnh.

Tính đến ngày 18-8, tổng số bò sữa chết sau tiêm vắc xin đã lên đến gần 300 con và tổng số bò mắc bệnh tại Lâm Đồng khoảng 6.000 con.

Bà Lê Thị Ánh Hồng (huyện Đức Trọng) có 4 con bò đã chết, 22 con trong đàn bị suy yếu vì bệnh tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin NAVET-LPVAC.

Bà Hồng nói trong đau buồn: "Bò đã chết thì coi như xong, thiệt hại dừng ở đó. Đàn bò đang bị bệnh khiến nông dân khổ sở. Mỗi ngày tiêu tốn thuốc men mỗi con hơn 200.000 đồng. Đã thất thu nguồn sữa lại còn phải chi đều đặn mấy tuần qua nhà tôi hết tiền". Ông Võ Đình Việt (huyện Đơn Dương) phải chi 20 triệu đồng/ngày cho đàn bò sữa 76 con của mình.

"Tiền núi cũng hết, nuôi bò làm sinh kế mà giờ thành tử kế. Hết ngày hôm nay tôi đành buông xuôi, mặc ông trời định" - ông Việt bật khóc nhìn đàn bò chỉ sau hai tuần mắc bệnh đã trơ xương, nằm thoi thóp.

Bà Hồng uất ức: "Người sản xuất ra thuốc đó phải chịu trách nhiệm với người dân, phải bồi thường bò cho người dân chớ".

Cho đến bây giờ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết khi có kết luận chính thức sẽ yêu cầu công ty vắc xin đền bù thiệt hại cho nông dân. Đến nay đó vẫn chỉ là "sẽ" dù kết luận đã có.

Trong khi đó, giữa lúc người dân khổ sở vì sinh kế bị đổ vỡ và hằng ngày đàn bò sữa đắt tiền xiêu vẹo trong mớ dịch nhầy xuất huyết rồi chết thì Navetco vẫn im lặng. Mọi đòi hỏi về trách nhiệm với người nông dân nuôi bò sữa đều như viên sỏi ném vào thinh không.

Tại sao trong vắc xin ngừa bệnh viêm da nổi cục Pestivirus tauri (BVDV type 2) lại gây tiêu chảy? Tại sao chưa tiêm khảo nghiệm trên bò sữa mà lại tiêm trên diện rộng ở Lâm Đồng? Tất cả những câu hỏi này đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

Dịch bệnh là câu chuyện khó lường có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nếu không làm đến nơi đến chốn sự việc, trách nhiệm được truy đến cùng và đòi quyền lợi chính đáng cho nông dân, liệu trong tương lai còn ai tin tưởng đưa tài sản và sinh kế của mình cho cơ quan chức năng phòng chống dịch (tiêm vắc xin).

Nông dân chịu đau nhưng niềm tin sẽ vơi dần và hậu quả có lẽ sẽ lớn hơn những gì đang diễn ra ở vùng bò sữa Lâm Đồng.

Bò sữa ở Lâm Đồng vẫn tiếp tục chết, số mắc bệnh đã gần 6.000 con

Đàn bò sữa tại Lâm Đồng đã tiêm vắc xin NAVET-LPVAC của Công ty Navetco vẫn tiếp tục chết mặc dù được nỗ lực cứu chữa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar