05/04/2016 13:39 GMT+7

Tử vong sau khi tiêm thuốc viêm phổi tại bệnh viện

TIẾN THẮNG
TIẾN THẮNG

TTO - Ông Nguyễn Văn Riệu (63 tuổi) được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Kiến An (Hải Phòng) chẩn đoán bị viêm phổi và tiêm thuốc. Ít phút sau ông chóng mặt, khó thở, toàn thân co lại và tím tái. Sáng hôm sau, ông mất.

Người nhà bệnh nhân Riệu tập trung trước cửa khu nhà xác của Bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP. Hải Phòng) trong lúc cơ quan chức năng khám nghiệm mổ tử thi - Ảnh: Tiến Thắng

Ngày 5-4, hàng chục người nhà của bệnh nhân Nguyễn Văn Riệu (63 tuổi, trú tại xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) tập trung tại Bệnh viện Đa khoa Kiến An để yêu cầu làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Riệu sau khi đến bệnh viện khám viêm phổi trước đó một ngày.

Anh Nguyễn Văn Khu (33 tuổi, con trai ông Riệu) kể khoảng 7g sáng 4-4, anh đưa bố đến bệnh viện Đa khoa Kiến An (TP Hải Phòng) để khám bệnh do gần đây ông Riệu nói thi thoảng thấy người khó thở.

Thời điểm đến bệnh viện, ông Riệu vẫn khỏe mạnh và có thể tự đi lên trên tầng 2 khoa nội tổng hợp của bệnh viện để khám.

Khoảng 13g ngày 4-4, sau khi khám, bác sĩ của bệnh viện chẩn đoán ông Riệu bị viêm phổi và tiêm thuốc cho ông. Ít phút sau, ông Riệu có biểu hiện chóng mặt, khó thở, toàn thân co lại và tím tái.

"Sau hai lần tôi chạy đi gọi, tìm thì bác sĩ của khoa mới có mặt rồi chuyển ông đến khoa cấp cứu và cho biết ông có biểu hiện của sốc thuốc phản vệ. Đến 7g30 sáng 5-4, bệnh viện thông báo bố tôi đã mất nhưng nguyên nhân là viêm phổi cấp kết hợp với virút" - anh Khu kể.

Trưa 5-4, cán bộ pháp y của bệnh viện cùng công an quận Kiến An, đại diện Viện KSND quận đã có mặt để thực hiện việc khám nghiệm tử thi bệnh.

Ông Hoàng Tuấn Anh, giám đốc bệnh viện đa khoa Kiến An xác nhận trong ngày 4-4 bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Riệu đến để khám bệnh. Ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã mời công an và đại diện viện kiểm sát cùng cơ quan pháp y mổ tử thi để làm rõ.

"Hiện nay chúng tôi cũng đang chờ kết luận nguyên nhân sự việc từ phía cơ quan pháp y và việc điều tra của cơ quan công an. Khi có kết luận chính xác sẽ có hướng xử lý", ông Tuấn Anh nói.

TIẾN THẮNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar