08/08/2024 12:16 GMT+7

Từ việc trả lại 24 dự án đầu tư công: Giải pháp nào cho các siêu ban đang quá tải ở TP.HCM?

Các chuyên gia cho rằng cần tăng cường phân cấp các dự án về cho quận, huyện nhằm giảm tải cho các siêu ban hiện nay.

Dự án trung tâm đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao ở số 2 Đinh Tiên Hoàng (tức sân Hoa Lư) - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Dự án trung tâm đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao ở số 2 Đinh Tiên Hoàng (tức sân Hoa Lư) - Ảnh: PHƯƠNG NHI

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ông Nguyễn Văn Trường - giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP.HCM - cho hay năm 2024 đơn vị thực hiện đầu tư 91 dự án gồm 17 dự án chuyển tiếp và 74 dự án phải thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Đề xuất điều chuyển 24 dự án về ban quản lý dự án khu vực quận, huyện, TP Thủ Đức nhằm phân chia hợp lý nguồn lực, bảo đảm tiến độ giải ngân. 

Đồng thời, đề xuất trong thời gian tới không giao thêm dự án nhóm C để ban sẽ tập trung triển khai các dự án lớn đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.

Nên tăng cường phân cấp dự án về ban quản lý quận, huyện

Các siêu ban quá tải không phải là câu chuyện mới tại TP.HCM. Bởi cuối 2023, các sở, ngành TP cũng đã lấy ý kiến đánh giá, đề xuất phương án, mô hình quản lý để đảm bảo các dự án được triển khai hiệu quả hơn. 

Trong đó, có ý kiến đề xuất cần lập thêm ban quản lý dự án giao thông trọng điểm để chia sẻ công việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. 

Siêu ban này kể từ khi thành lập đến nay đã được giao quản lý hơn 160 dự án và giám sát 8 dự án PPP. Trong đó có 2 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A và các dự án nhóm B, C.

Đánh giá về vấn đề này, TS Phạm Viết Thuận, viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho hay hiện nay các siêu ban quản lý dự án của TP đang thực hiện rất nhiều dự án đầu tư công trên nhiều lĩnh vực. 

Để thực hiện theo nghị quyết 98, TP còn phải đầu tư rất nhiều công trình khác. Vì vậy, các siêu ban quá tải khối lượng công việc cần quản lý và giám sát dẫn đến có dự án chậm tiến độ là điều dễ hiểu.

Ông Thuận cho rằng cần nghiên cứu thành lập ban chỉ đạo dự án công do lãnh đạo UBND TP làm trưởng ban. Các dự án như nhóm B, C cần được phân cấp mạnh mẽ về các ban quản lý dự án khu vực quận, huyện, TP Thủ Đức làm chủ đầu tư. Các siêu ban sẽ tập trung triển khai các dự án lớn, nhóm A trở lên.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Hải Long, cố vấn pháp lý Công ty Luật TNHH AGL, cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phân cấp, ủy quyền cho cấp huyện trong thực hiện chương trình, dự án đầu tư công trên cơ sở vận dụng cơ chế từ nghị quyết 98 như TP đang làm. 

Bên cạnh đó là cơ chế phối hợp, giao việc phù hợp để bảo đảm hiệu quả chung về tiến độ giải ngân, tiến độ dự án.

Vấn đề cốt lõi vẫn là cán bộ nhiệt huyết và có trách nhiệm

Về ý kiến lo ngại rằng các ban quản lý khu vực quận, huyện không đảm đương được các dự án, TS Phạm Viết Thuận cho rằng việc đó không khó để khắc phục. TP sẽ rà soát năng lực các ban quản lý dự án khu vực hiện có.

Trường hợp nhân sự thiếu thì bổ sung, quận, huyện nào đủ năng lực theo qui định về cấp hạng thì giao nhiệm vụ, đồng thời tuyển chọn người có năng lực kinh nghiệm để giao điều hành công việc. 

Thậm chí, có thể thuê ngoài người có năng lực, kinh nghiệm để trực tiếp tham gia quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

"Việc phân cấp phân quyền là điều kiện tiên quyết để đi đến thành công. Thực tế cho thấy những năm qua, khi chính phủ phân cấp phân quyền cho địa phương chủ động triển khai các dự án cao tốc đã đạt được những kết quả nổi bật”, ông Thuận nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ đang quản lý một dự án lớn ở phía Nam cho hay mô hình các ban quản lý dự án của Bộ Giao thông vận tải thời gian qua triển khai rất hiệu quả, các địa phương cần nghiên cứu thêm. Các dự án được điều phối linh hoạt, phù hợp với năng lực của các ban quản lý để đảm bảo triển khai đúng tiến độ.

Vì vậy các dự án do Bộ Giao thông vận tải triển khai thời gian qua có tiến độ rất tốt dù công việc trải dài từ Bắc vào Nam. Năm qua, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân hơn 90.000 tỉ đồng. Có những ban quản lý dự án dù có hơn trăm cán bộ vẫn giải ngân hơn chục ngàn tỉ đồng.

"Việc phải phân cấp và đánh giá năng lực của từng siêu ban dự án là cần thiết. Tuy nhiên, dù mô hình nào đi chăng nữa, quan trọng nhất vẫn là con người. 

Trong đó cán bộ quản lý dự án phải thật sự chuyên nghiệp, thiện chiến, nhiệt huyết và có trách nhiệm", vị này nói.

Nghiên cứu thêm mô hình để nhà thầu làm thay cơ quan quản lý nhà nước

Bên cạnh nghiên cứu mô hình quản lý, ông Phạm Viết Thuận cho rằng chúng ta cần phải sớm nghiên cứu, thay đổi hình thức quản lý dự án. Chẳng hạn như triển khai theo hình thức tổng thầu EC (thiết kế - thi công) hay EPC (thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp) để nhà thầu chủ lực làm thay cho nhà nước.

Khi triển khai theo hình thức giao thầu này, tổng thầu sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về dự án. Vì vậy cơ quan quản lý nhà nước sẽ giảm được nhân lực, giảm trách nhiệm để tập trung nghiên cứu các dự án khác có quy mô lớn, yêu cầu cao về kỹ thuật.

6 tháng chỉ giải ngân 13,8%, TP.HCM lại 'đau đầu' vì đầu tư công

6 tháng đầu năm, TP.HCM chỉ giải ngân được khoảng 13,8%. 6 tháng còn lại, mỗi tháng TP.HCM phải giải ngân 13%, bằng giải ngân của 6 tháng đầu năm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí hướng tới các dự án cụ thể và mang tính biểu tượng trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Thời tiết hôm nay 11-5: Cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to

Hôm nay 11-5, hầu hết các khu vực trên cả nước đều có mưa, nhiều nơi mưa to đến rất to do không khí lạnh, rãnh áp thấp hoạt động.

Thời tiết hôm nay 11-5: Cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar