![]() |
Thí sinh tại nhóm ngành kinh tế đặt câu hỏi với hội đồng tư vấn - Ảnh: T.B.D |
- Thạc sĩ Lâm Tường Thoại: Trường ĐH Kinh tế luật trước đây là khoa kinh tế - luật của ĐH Quốc gia. Chỉ tiêu: kinh tế học chỉ tiêu 100, tài chính ngân hàng 240, quản trị kinh doanh 240, ngân hàng 240, các ngành luật chỉ tiêu là 100.
Ngành thương mại quốc tế có ngành kinh tế đối ngoại, hướng làm việc là với các công ty đối tác nước ngoài, gần giống ngành ngoại thương. Năm vừa rồi điểm chuẩn quản trị kinh doanh là 19, ngành kinh tế đối ngoại là 20.
* Ngành thuế và hải quan học gì, chỉ tiểu ra sao. Xin cho biết các ngành học của trường ĐH tài chính makerting?
- ThS Hứa Minh Tuấn: Chuyên ngành thuế và hải quan là hai chuyên ngành mới tuyển sinh năm 2011. Trường ĐH tài chính makerting tuyển sinh các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thông thông tin kinh tế, kế toán, tiếng Anh.
Đối với ngành tài chính ngân hàng thì thuế và hải quan là hai chuyên ngành mới. Trường trực thuộc Bộ tài chính. Bộ tài chính mong muốn đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của hai ngành này. Hiện nay các cơ quan hải quan, cục thuế rất nhiều trên cả nước nên nhu cầu nhân lực rất cao. Tuy nhiên hải quan không chỉ là ở các cảng biển hay cửa khẩu mà hiện nay các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có nhu cầu nhân lực ngành hải quan.
* Em muốn học kế toán kiểm toán, thầy tư vấn giúp em cần kỹ năng gì để làm việc tốt?
- Th.S Trần Thế Hoàng: Ngành này yêu cầu ngoài kiến thức chung, các bạn cần nắm vững kiến thức chuyên ngành. Nắm kiến thức luật pháp trong lĩnh vực tài chính kế toán. Đối với người làm kế toán kiểm toán, cần đức tính kiên trì, tỉ mỉ, chính xác. Và hơn nữa, cần rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. Một số yêu cầu khác như công nghệ, phần mềm xử lý, kỹ năng làm việc nhóm cũng là yêu cầu cần thiết. Khi ra trường bạn cần có chứng chỉ TOEIC đạt trên 550 điểm.
*Trường ĐH kinh tế TP.HCM có liên thông cao đẳng hay không? Điều kiện liên thông là gì và cơ hội làm việc đối với bằng cấp liên thông là ra sao?
- Thạc sĩ Trần Thế Hoàng: Theo thống kê của Trường ĐH kinh tế, số thí Đăk Lăk dự thi vào cứ khoảng 3,4 em có 1 em trúng tuyển vào trường. Hàng năm số thí sinh Đăk Lăk đăng ký vào trường có khoảng 1000, năm 2010 có trên 250 em trúng tuyển. Nếu điểm thi đạt điểm sàn cao đẳng trở lên, các bạn có thể đăng ký học cao đẳng.
Có rất nhiều trường, nhiều ngành đào tạo cao đẳng về kinh tế, như nhóm ngành kế toán kiểm toán, ngoại thương… đều có bậc cao đẳng. Hàng năm ĐH kinh tế cũng có mấy ngàn chỉ tiêu từ CĐ lên ĐH. Điều kiện là các bạn chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng loại khá, được thi liên thông ngay. Nếu dưới loại khá, bạn phải có một năm công tác lấy kinh nghiệm rồi thi liên thồng.
Năm nay có 9.300 thí sinh đăng ký liên thông, thi vào tháng 3 hàng năm, thi hai môn nằm trong chương trình đã học ở bậc cao đẳng. Khi trúng tuyển các bạn học thêm 1,5 năm: trong đó 1 năm học lý thuyết, nửa năm thực tập và tốt nghiệp nhận văn bằng ĐH chính quy, có giá trị như bất kỳ văn bằng chính quy nào khác, không ghi liên thông hay không trong bằng.
* Chương trình học đại học có nặng không, cần chuẩn bị tâm lý gì khi bước vào trường ĐH để có thể yên tâm học tốt?
- Th.S Hứa Minh Tuấn: cái đầu tiên bạn cần chuẩn bị là học phí và phần thủ tục. Nếu có khó khăn, các trường đều có chính sách hỗ trợ các bạn, không để bất kỳ trường hợp nào phải bỏ học vì học phí. Bạn còn phải chuẩn bị các điều kiện ăn ở. Ký túc xá ưu tiên cho các bạn vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn. Đoàn sinh viên, hội sinh viên sẽ giúp các bạn nếu không tìm được chỗ trọ. Sau đó bạn phải quan tâm vấn đề đi lại. Để học tốt, cần chuẩn bị tâm lý học tập: tự tìm tòi thêm tư liệu, bài tập, đọc trước các bài học, thảo luận nhóm chứ không phải đọc - chép như ở phổ thông. Kỹ năng, phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học ở bậc ĐH, CĐ có thể tìm thấy ở các văn phòng đoàn hội của trường.
* Ví dụ em rớt NV1 ở ngành tài chính ngân hàng xét tuyển NV2 và em đủ điểm đậu thì em làm sao, đến nộp trực tiếp ở trường hay gửi chuyển phát nhanh, thủ tục ra sao?
- Th.S Lâm Tường Thoại: Khi các trường thông báo chỉ tiêu NV2, các trường phải nhận hồ sơ, căn cứ chỉ tiêu để xét hồ sơ sau đó mới đưa ra mức điểm tuyển chứ không hẳn em đủ điểm là yên tâm đậu.
Em không được photo giấy báo điểm có dấu mộc đỏ của trường em thi, phải sử dụng bản gốc. Em gửi phiếu, lệ phí xét tuyển NV2 và phong bì trắng có ghi sẵn tên, địa chỉ gửi về trường hoặc nộp trực tiếp ở phòng đào tạo trường, nộp đúng thời gian quy định.
- ThS Trần Thế Hoàng: Khi rớt NV1, các em chịu nhiều sức ép từ gia đình, bạn bè, các em thường vội vàng nộp hồ sơ. Thời gian nộp từ 25-8 đến 10-9 nên các em cần nghiên cứu kỹ, tránh tình trạng quá nóng lòng nên nộp vội vàng vào trường quá thấp so với điểm của mình. Thầy khuyên các em gửi hồ sơ sau ngày 2-9 để có quyết định thật chính xác, lựa chọn trường hợp lý.
* Cho em hỏi ở các trường điểm của các ngành khác nhau, có ngành cao ngành thấp, vậy khi đăng ký hồ sơ có thể đăng ký hai ngành được không? Nếu em đậu vào kinh tế rồi nhưng có lý do chính đáng mà không thể đi học ngay được, thì có được bảo lưu không?
- Thạc sĩ Trần Thế Hoàng: Nếu vì lý do nào đó không theo học được, nếu thi hành nghĩa vụ quân sự, hoặc có vấn đề về sức khỏe, bệnh tật, tai nạn hoặc một số trường hợp cực kỳ đặc biệt do hiệu trưởng trực tiếp ký xét duyệt. Thực tế lý do của SV rất phong phú, nhưng có em lại nộp hồ sơ đi học nước ngoài chẳng hạn. Nếu có khó khăn về tài chính, các bạn sẽ được giúp đỡ tại trường.
- Thạc sĩ Lâm Tường Thoại: Ở ĐH kinh tế chỉ tuyển khối A nên khó lòng đăng ký hai ngành. Nhưng khi làm hồ sơ, các em có thể làm bao nhiêu hồ sơ cũng được. Lúc đi thi các em chỉ có một giấy báo thi và thi một ngành duy nhất. Tuy nhiên một số trường như ĐH kinh tế luật hoặc ĐH tài chính makerting có cả khối A và D nên các em có thể thi hai ngành khác nhau.
* Thưa thầy, ĐH kinh tế TP.HCM có ngành quản trị du lịch, ngành này có những chuyên ngành nào, cụ thể sẽ làm gì, có phải chỉ làm hướng dẫn viên du lịch hay không?
Thạc sĩ Trần Thế Hoàng: Ngành quản trị kinh doanh của trường có 7 chuyên ngành trong đó có chuyên ngành du lịch.Ở nước ta hiện tại du lịch là thế mạnh đang khai thác nên cơ hội việc làm rất cao. Bạn không chỉ học kiến thức chuyên môn mà cần có thêm kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ.
* Nếu em học yếu ngoại ngữ thì có nên học kinh tế không?
- Th.S Trần Thế Hoàng: Tiếng Anh là xu thế bắt buộc cho mọi trường ĐH, mọi ngành nghề nên chúng ta nên đầu tư vào ngoại ngữ. Hiện các trường công bố chuẩn đầu ra đều yêu cầu ngoại ngữ.
- ThS Hứa Minh Tuấn: học sinh trường huyện thường yếu về ngoại ngữ. Nhưng các em chọn ngành kinh tế vẫn được. Nếu tiếng Anh thuộc hạng xoàng, chúng ta có thể thi khối A. Khi vào trường, tiếng Anh căn bản đào tạo bậc ĐH cao đẳng thiết kế 10 đơn vị học trình, tổng cộng 150 tiết, tuy nhiên cũng tùy từng trường có cơ cấu học khác nhau. Ở Trường ĐH tài chính makerting, sau khi vào trường, các em được chia thành 4 cấp độ, các em kém được kèm riêng, tách ra lớp riêng để phụ đạo. Sau phần căn bản các em có thể dễ dàng tiếp cận tiếng Anh chuyên ngành. Nếu các em chăm chỉ học tập thì không phải lo lắng nhiều về việc cải thiện trình độ ngoại ngữ.
* Con gái làm ngân hàng thì yếu tố ngoại hình có ảnh hưởng gì không, em không được cao cho lắm. Trời sinh ra không phải ai cũng xinh đẹp mà các nhà tuyển dụng lại nhìn vào ngoại hình thì có công bằng không ạ?
- Thạc sĩ Trần Thế Hoàng: Đối với một số bộ phận, lĩnh vực như phòng giao dịch của ngành ngân hàng yêu cầu về ngoại hình còn những bộ phận khác như phòng máy, các bộ phận quản lý… thì không cần thiết yêu cầu ngoại hình. Yếu tố hình thể không quyết định nhiều đến cơ hội việc làm của bạn.
*Thưa các thầy, Em thi khối D. Khối A em không đầu tư nhiều. Một số người khuyên em nên thi khối A để có thêm kinh nghiệm, vậy em có nên thi thêm khối A không?
- Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn: tôi không khuyên mà chỉ kể chuyện con gái tôi thi ĐH. Khi con gái tôi thi xong khối A ở đợt thi đầu, con gái tôi muốn thi thêm một khối thi khác là khối B. Vậy con gái tôi chỉ học thêm môn Sinh thay cho môn Lý và cháu vẫn đạt kết quả tốt ở đợt thi “thêm”. Ở trường hợp của em cũng vậy. Nếu có điều kiện và cảm thấy tự tin các em có thể thi thêm một khối thi khác đợt.
Ban tư vấn nhóm ngành kinh tế 1. Th.S TRẦN THẾ HOÀNG, trưởng phòng đào tạo ĐH Kinh tế TP.HCM. 2. Th.S LÂM TƯỜNG THOẠI, trưởng phòng đào tạo ĐH Kinh tế - luật (ĐHQG TP.HCM) 3. Th.S HỨA MINH TUẤN, trưởng phòng đào tạo ĐH Tài chính marketing. |
Đơn vị tài trợ:
Bình luận hay