06/08/2019 08:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hôm nay bắt đầu lọc nguyện vọng ảo

TRẦN HUỲNH - VĨNH HÀ
TRẦN HUỲNH - VĨNH HÀ

TTO - Hôm nay 6-8, các trường đại học cả nước bắt đầu thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1. Hai nhóm xét tuyển phía Bắc và phía Nam sẽ chạy lọc ảo theo nhóm từ nay đến 17h ngày 8-8 với 14 bước.

Hôm nay bắt đầu lọc nguyện vọng ảo - Ảnh 1.

Học sinh và phụ huynh Trường THPT Bùi Thị Xuân Q.1, TP.HCM đang chỉnh sửa và thay đổi nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2019 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trước 17h ngày 9-8, các trường đại học (ĐH) nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Năm 2019, cả nước vẫn có hai nhóm xét tuyển: phía Bắc (do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì) và phía Nam (do ĐH Quốc gia TP.HCM chủ trì).

Theo nhiều chuyên gia, khi các trường xét tuyển theo nhóm, lợi ích rõ ràng nhất của thí sinh là tăng khả năng trúng tuyển. Với các trường ĐH, động tác này sẽ giúp các trường xác định được mức gọi trúng tuyển phù hợp, đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh.

"Công tác lọc ảo và xét tuyển năm 2019 nhóm phía Nam tiếp tục thực hiện trên nguyên tắc các trường thành viên tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc tuyển sinh là xác định tỉ lệ gọi trúng tuyển, xác định điểm chuẩn và công bố trúng tuyển cho thí sinh".

PGS.TS Vũ Hải Quân

Giảm ảo nhiều so với trước đây

PGS.TS Trần Văn Tớp, phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - đơn vị chủ trì của nhóm xét tuyển miền Bắc, cho biết năm 2019 có 53 trường tham gia nhóm xét tuyển miền Bắc, giảm 2 trường so với năm 2018.

Nhóm xét tuyển miền Bắc có mặt nhiều cơ sở đào tạo ĐH lớn như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân. Đặc biệt có sự tham gia của một trường ĐH ngoài công lập là ĐH Phenikaa.

Theo ông Tớp, ngày 5-8 nhóm xét tuyển miền Bắc đã nhập dữ liệu ngành/nhóm ngành, chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển, các tiêu chí phụ (nếu có) và điểm sàn để cập nhật vào phần mềm xét tuyển của các trường trong nhóm xét tuyển chung. Ban chỉ đạo nhóm miền Bắc có trách nhiệm kiểm tra, hiệu đính dữ liệu, chạy thử phần mềm xét tuyển, tiếp nhận dữ liệu đăng ký xét tuyển, dữ liệu điểm thi THPT của thí sinh.

Phần mềm đã cải tiến năm nay cũng chấp nhận thêm các điều kiện xét tuyển riêng của từng trường. 7h30 sáng nay 6-8, phần mềm xét tuyển của nhóm xét tuyển miền Bắc bắt đầu chạy.

"Căn cứ vào dữ liệu, các trường cần có các phân tích sâu để sàng lọc ra những thí sinh có kết quả thi cao nhưng đã đăng ký vào các trường trong khối công an, quân đội. Ngoài ra cũng có trường hợp trúng tuyển nguyện vọng 2, 3 trong nhóm nhưng thực chất thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1 ở trường nằm ngoài nhóm xét tuyển chung...

Từ các phân tích sâu như thế, mức điểm chuẩn dự kiến có thể dao động xung quanh mức điểm dự kiến ban đầu. Điểm chuẩn sẽ hội tụ ở một điểm trên chuỗi dao động đó" - ông Tớp thông tin.

Ông Tớp đưa ví dụ ngành CNTT của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến ban đầu điểm chuẩn là 27,6. Nhưng trong số thí sinh có kết quả đạt mức này lại có một số đã vào trường công an, quân đội thì trường phải cân nhắc, tạm gạt số thí sinh này sang bên để dự kiến điểm chuẩn mới...

Theo ông Trần Văn Tớp, với phần mềm xét tuyển như thế này, tình trạng nguyện vọng ảo sẽ giảm nhiều so với trước đây. Ông Tớp cũng chia sẻ kinh nghiệm: "Các trường khi gọi thí sinh trúng tuyển vẫn cần tính toán đến các tình huống có thể thí sinh không nhập học. Vì thế nên gọi dôi ra so với chỉ tiêu nhưng làm sao không vượt quá quy định của Bộ GD-ĐT".

"Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2016 tuyển 108%, nhưng do lọc ảo chưa tốt nên thực tế chỉ tuyển được 91% so với chỉ tiêu, dù đã phải tuyển sinh bổ sung đợt sau. Nhưng các năm 2017-2018 trường tuyển 106%, thực tế nhập học đạt 103%" - ông nêu ví dụ cụ thể.

PGS.TS Trần Trung Kiên - trưởng phòng tuyển sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - cho biết thêm, năm nay phần mềm xét tuyển nhóm phía Bắc có một số thay đổi nhỏ. Theo đó, phần mềm được bổ sung do Bộ GD-ĐT quy định điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các ngành sư phạm và các ngành khối sức khỏe.

Bên cạnh đó, phần mềm cũng tăng tốc độ xử lý, rút ngắn được thời gian xét tuyển hơn so với trước. "Phần mềm đã cải tiến cũng chấp nhận thêm các điều kiện xét tuyển riêng của từng trường. Phần mềm lọc ảo đã hoạt động rất tốt" - ông Kiên khẳng định.

Trường tuyển đủ, thí sinh không rớt oan

Hôm nay bắt đầu lọc nguyện vọng ảo - Ảnh 3.

Nhóm xét tuyển phía Nam được thành lập với sự tham gia của gần 40 trường ĐH họp tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2017 - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Theo PGS.TS Vũ Hải Quân - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả của việc xét tuyển theo nhóm đã đạt được kỳ vọng của các trường, tuyển được các thí sinh đúng với mục tiêu đào tạo của trường.

Năm 2016, một số trường đưa ra điểm chuẩn cao quá nên chỉ tuyển được 40-80%. Với việc tham khảo số liệu phần mềm lọc ảo chung của nhóm, các trường sẽ đưa ra điểm chuẩn phù hợp và điều này cũng giúp thí sinh không bị rớt oan.

"Kết quả trúng tuyển sau khi lọc ảo của các trường tham gia nhóm lọc ảo phía Nam thành công, không có sự cố đáng kể nào phát sinh. Việc tham gia lọc ảo nhóm giúp các đơn vị xác định được dự kiến các mức và tỉ lệ gọi trúng tuyển dần hội tụ đến kỳ vọng của đơn vị" - ông Quân nhận định.

PGS.TS Trần Trung Kiên cũng cho rằng có nhiều lợi ích khi các trường tham gia nhóm xét tuyển như thuận tiện khi trao đổi thông tin để điều chỉnh điểm trúng tuyển sát với thực tế. Các trường tự lọc ảo trong nhóm, vì vậy có thể coi như không có ảo.

"Ngoài việc xét tuyển dựa trên điểm thi THPT quốc gia, các trường tham gia nhóm vẫn có thể xét tuyển theo một số phương thức riêng của từng trường. Trong khi đó, khi xét tuyển độc lập, trường sẽ chuyển dữ liệu cho Bộ GD-ĐT, bộ sẽ lọc ảo rồi chuyển dữ liệu về cho trường xử lý, vì vậy thời gian xét tuyển sẽ bị kéo dài.

Bên cạnh đó, do không có tương tác với dữ liệu thí sinh của các trường khác nên việc lọc ảo chỉ là một chiều. Hay nói cách khác, các trường sẽ gặp khó khăn trong việc xác định điểm xét tuyển do hiện tượng thí sinh ảo, có thể sẽ phải điều chỉnh điểm trúng tuyển nhiều lần" - ông Kiên cho hay.

Chiều 5-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ - trưởng ban đại học ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết các trường vẫn chưa có dữ liệu của thí sinh đăng ký xét tuyển.

Theo kế hoạch, sáng 6-8 sẽ có dữ liệu để bắt đầu lọc ảo trong nhóm phía Nam. Ông Vũ khuyến cáo các trường đã tham gia nhóm phải tham gia đủ các đợt lọc ảo, ít nhất là những đợt đầu và những đợt cuối để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xét tuyển.

Quy trình lọc ảo

Nguyên tắc lọc ảo xét tuyển diễn ra như sau: các trường thực hiện xét tuyển theo danh sách nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký. Chẳng hạn thí sinh đăng ký 10 nguyện vọng và đều đủ điểm trúng tuyển tất cả những nguyện vọng này nhưng theo quy chế, thí sinh chỉ được trúng tuyển vào một nguyện vọng được xếp cao nhất. Khi chạy phần mềm, những nguyện vọng tiếp theo (2, 3, 4…) sẽ bị xóa.

Các trường gửi dữ liệu thí sinh về cho đơn vị chủ trì nhóm (phía Bắc và phía Nam) để chạy phần mềm. Sau đó, dữ liệu trả lại về các trường xử lý (xác định số thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu, tiêu chí phụ…). Dữ liệu tiếp tục được chuyển về cho đơn vị chủ trì để chạy lọc ảo tiếp. Nhóm chạy lọc ảo mỗi ngày xong, đẩy dữ liệu các trường trong nhóm lên hệ thống lọc ảo của Bộ GD-ĐT để lọc ảo toàn quốc.

Danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức là danh sách thí sinh được phần mềm lọc ảo toàn quốc gửi lại trường (trên cơ sở danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển do trường tải lên hệ thống) sau khi lọc ảo lần cuối cùng vào 17h ngày 8-8. Các trường phải công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 trước 17h ngày 9-8.

Mới chỉ 50% các trường tham gia

Theo PGS.TS Đinh Đức Anh Vũ - trưởng ban đại học ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay có 90 trường tham gia nhóm xét tuyển phía Nam. So với năm 2018, số lượng trường tham gia nhóm tăng thêm 4 đơn vị.

Năm 2019, cả nước có 328 trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên trên cả nước xét tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, tỉ lệ các trường nhóm phía Nam chiếm khoảng 30%, nhóm phía Bắc gần 20%. Vì vậy còn 50% các trường không tham gia nhóm lọc ảo, xét tuyển chung. Quy mô tuyển sinh của các đơn vị tham gia nhóm phía Nam là hơn 160.000 thí sinh (chiếm gần 50% quy mô tuyển sinh cả nước).

Điều chỉnh nguyện vọng, có được đổi tổ hợp xét tuyển?

TTO - Đã đăng ký xét tuyển tổ hợp Toán - Lý - Anh, thí sinh có được đổi qua tổ hợp xét tuyển khác? Thí sinh đăng ký 5 nguyện vọng liệu có thể trúng tuyển cả 5?

TRẦN HUỲNH - VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các trường tiểu học và THCS tại quận Gò Vấp có tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 theo diện trái tuyến hay không? Tuyển vào thời gian nào?

Quận Gò Vấp tuyển học sinh vào lớp 1, lớp 6 trái tuyến như thế nào?

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh

Ngày 11-5, một hội thảo cùng nhìn lại những mong ước của Hồ Chủ tịch về một nền giáo dục nhân văn nhân 80 năm Người gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường.

Các chuyên gia nói về giáo dục nhân 80 năm Bác Hồ gửi thư cho học sinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar