22/12/2015 13:43 GMT+7

Từ Sở thú đến Thảo cầm viên Sài Gòn

QUANG KHẢI
QUANG KHẢI

TTO - Được xây dựng từ tháng 3-1864 với quy mô ban đầu 12 ha bên bờ kênh rạch Lăng (nay là kênh Thị Nghè), tên gọi sơ khai của Thảo Cầm Viên là Vườn Bách Thảo.

Một nữ du khách thích thú chụp lại những bức ảnh Thảo Cầm Viên xưa được trưng bày - Ảnh: Q.Khải

Trải qua 150 năm hình thành và phát triển, dù có nhiều tên gọi khác nhau nhưng Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn giữ được nét độc đáo riêng giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ và là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách trong ngoài nước, nhiều em nhỏ đến tham quan học tập.

Ngày 22-12, Công ty TNHH một thành viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã tổ chức triển lãm ảnh và hội thảo kỷ niệm 150 năm ngày thành lập.

Vườn Bách Thảo được ông Louis Adolph Germain - một y sĩ thú y thuộc quân viễn chinh Pháp triển khai quy hoạch và thiết kế sơ bộ ban đầu với những khu vực cho việc ươm trồng các loài thực vật, xây dựng một số chuồng trại cho người dân có thể gửi vào những loài động vận bản địa.

Ngày 28-3-1965, ông J.B. Louis Pierre nhậm chức giám đốc Vườn Bách Thảo (trước đó ông là người phụ trách vườn Bách Thảo Calcuta - Ấn Độ).

Ông đã du nhập nhiều loài cây nhiệt đới từ các nước châu Mỹ, châu Phi và khu vực Đông Nam Á đưa về trồng tại các công viên (trong đó có công viên Tao Đàn), đường phố như: xà cừ, giáng hương, lòng mang lá cò ke, dầu…

Năm 1924, Vườn Bách Thảo Sài Gòn được mở rộng qua bên kia kênh Thị Nghè, rộng thêm 13ha, và tên gọi được thay đổi là Cognag. Một chiếc cầu bắc qua hai bờ kênh được xây dựng năm 1927 được đặt tên là cầu ông Nghè.

Ngay cả những thợ chụp ảnh lâu năm cũng khá bất ngờ thích thú với những tấm hình xưa của Thảo Cầm Viên - Ảnh: Q.Khải

Trong giai đoạn 1926-1929,  nhiều công trình như đền Vua Hùng, bảo tàng lịch sử được xây dựng với kiến trúc Đông - Tây kết hợp. Bên cạnh đó nhiều chuồng trại quy mô lớn được xây dựng và tồn tại đến ngày nay như chuồng cọp, chuồng khỉ.

Nhiều loại thú trong nước và nước ngoài được đưa về nuôi dưỡng với số lượng hơn 500 con nên Vườn Bách Thảo còn được gọi tên là Sở Thú.

Từ năm 1942-1954, Sở Thú trở thành nơi quân đội Pháp, Nhật đồn trú nên nhiều chuồng trại bị hư hỏng. Đến năm 1956 chính quyền Sài Gòn tiếp quản sửa sang lại đồng thời đổi tên thành Thảo Cầm Viên cho đến hôm nay.

Trải qua 150 năm hình thành và phát triển, từ số lượng hạn chế động, thực vật, đến nay Thảo Cầm Viên chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 120 loài với số lượng hơn 1.000 cá thể (con).

Trong đó có nhiều động vật quý hiếm của VN và thế giới như: báo lửa, vượn má vàng, trĩ sao, tê giác, hưu cao cổ, hổ Đông Dương, hổ trắng… đồng thời chăm sóc hơn 2.490 cây xanh, có nhiều loài quý hiếm.

QUANG KHẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn: Thợ lặn tìm kiếm 2 cháu mất tích

Thợ lặn được triển khai tìm kiếm 2 cháu mất tích trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh.

Vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn: Thợ lặn tìm kiếm 2 cháu mất tích

Người đàn ông nhảy cầu vượt xuống đường cao tốc, nhiều ô tô cán qua

Anh T. nhảy từ trên cầu vượt xuống đường cao tốc, bị nhiều ô tô cán qua người, thiệt mạng tại chỗ.

Người đàn ông nhảy cầu vượt xuống đường cao tốc, nhiều ô tô cán qua

Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29m² năm 2024

Diện tích nhà ở bình quân đầu người liên tục tăng trong giai đoạn 2014-2024, đạt 29m² vào năm 2024.

Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29m² năm 2024

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Cầu có kiến trúc vòm thép đầu tiên tại Quảng Ngãi bắc qua sông Trà Khúc sẽ hoàn thành trong tháng 6. Đây được xem là biểu tượng kiến trúc mới ở phía tây thành phố Quảng Ngãi.

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar