06/06/2004 11:54 GMT+7

Truyện viễn tưởng và huyễn tưởng Ba Lan

DIÊN VỸ
DIÊN VỸ

TTCN - Trên bản đồ văn học thế giới, Ba Lan là một cường quốc về thể loại truyện khoa học viễn tưởng (science-fiction) và truyện huyễn tưởng (fantasy). Đất nước này đã sản sinh ra nhiều nhà văn xuất sắc, có thể so sánh với các đồng nghiệp nổi tiếng của họ tại Anh và Mỹ - hai quốc gia được coi là hàng đầu về truyện viễn tưởng và huyễn tưởng.

Phóng to
phim Solaris dựng từ tiểu thuyết cùng tên của Stanilaw Lem
TTCN - Trên bản đồ văn học thế giới, Ba Lan là một cường quốc về thể loại truyện khoa học viễn tưởng (science-fiction) và truyện huyễn tưởng (fantasy). Đất nước này đã sản sinh ra nhiều nhà văn xuất sắc, có thể so sánh với các đồng nghiệp nổi tiếng của họ tại Anh và Mỹ - hai quốc gia được coi là hàng đầu về truyện viễn tưởng và huyễn tưởng.

Stanilaw Lem và Janusz A. Zajdel là hai đại biểu lớn của Ba Lan trong lĩnh vực truyện khoa học viễn tưởng và truyện huyễn tưởng. Họ đã tạo nguồn cảm hứng cho các hậu duệ tài năng như Andrzej Sapkowski, Feliks W.Kres, Andrzej Ziemianski, Eugeniusz Debski, Jacek Dukaj, Andrzej Pilipiuk và Maja Lidia Kossakowska.

Tất cả những tên tuổi vừa nêu viết với nhiều phong cách khác nhau, những kỹ thuật diễn đạt khác nhau và với những sự hấp dẫn khác nhau. Riêng Stanilaw Lem có lẽ là tác giả viết truyện khoa học viễn tưởng không bằng tiếng Anh xuất sắc nhất cuối thế kỷ 20. Tác phẩm của ông đã được dịch ra 30 thứ tiếng và bán được hơn 10 triệu bản.

Lem sinh tại Ukraine năm 1921, đã học ngành y rồi dang dở vì Thế chiến 2. Trong thời gian phát xít Đức chiếm đóng Ba Lan, ông tham gia hàng ngũ kháng chiến. Sau chiến tranh ông tiếp tục học, lấy bằng tiến sĩ và làm công tác nghiên cứu khoa học. Lem bắt đầu viết vào cuối những năm 1950 những khi rảnh rỗi.

Tiểu thuyết Solaris (1961) của ông được đạo diễn Nga Andrei Tarkovsky dựng thành phim năm 1971 và đến năm 2003 lại được đạo diễn Steven Soderbergh dựng phim lần hai (với George Clooney đóng vai chính).

Riêng về thể loại truyện huyễn tưởng, cây bút hiện được đọc nhiều nhất là Andrzej Sapkowski, người đã đưa những huyền thoại, những truyện truyền kỳ và những tư duy đương đại vào các tiểu thuyết như Wiedzmin, sáng tạo những thiên anh hùng ca về tình yêu, sự thù hận, lòng đam mê và sự phản bội.

Feliks W.Kres với những tiểu thuyết về sự vô luân và tàn bạo, với các nhân vật bị dẫn dắt bởi bản năng và tham vọng; còn Eugeniusz Debski và Andrzej Pilipiuk nổi tiếng nhờ các truyện đầy sự châm biếm và hài hước.

Cây bút nữ Maja Lidia Kossakowska là tác giả những truyện về một thế giới ở đó các thiên thần, quỉ dữ và nhiều giống loài siêu nhiên cùng chung sống, tất cả đều rất gần gũi với loài người và cũng đầy những sự yếu đuối cùng nỗi mê đắm của trần gian.

Jacek Dukaj viết cả truyện viễn tưởng lẫn huyễn tưởng, và là tác giả truyện Giáo đường được dùng làm nền cho một bộ phim hoạt hình ngắn của đạo diễn Tomazs Baginski (đề cử Oscar 2002).

Với sự thành công vang dội của các tiểu thuyết về Harry Potter và Chúa tể của nhẫn cũng như các bộ phim được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nói trên, hiện thể loại truyện huyễn tưởng đang phát triển mạnh tại Ba Lan hơn bao giờ. Người đọc thuộc nhiều lứa tuổi đang say mê những chuyến phiêu lưu vào thế giới siêu thực, siêu nhiên.

________________

* Xem truyện ngắn Ba Lan: Sao băng

DIÊN VỸ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar