05/12/2022 10:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Truyền thông Trung Quốc: Đã đến lúc nới lỏng quản lý dịch

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Trang Đệ Nhất Tài Kinh (Yicai) cho rằng các điều kiện đang chín muồi để Trung Quốc nới lỏng chính sách quản lý COVID-19 khi vi rút đang suy yếu. Nhiều thành phố nước này đang tiếp tục nới lỏng các biện pháp chống dịch.

Truyền thông Trung Quốc: Đã đến lúc nới lỏng quản lý dịch - Ảnh 1.

Nhân viên chống dịch mặc áo bảo hộ đi trên một con phố ở Bắc Kinh ngày 4-12 - Ảnh: REUTERS

Kể từ tháng 1-2020, Trung Quốc xếp COVID-19 là bệnh truyền nhiễm mức độ B nhưng đã quản lý nó như mức A, theo đó cho phép chính quyền địa phương đưa bệnh nhân và những người tiếp xúc gần với họ đi cách ly và phong tỏa các khu vực bị ảnh hưởng.

Các bệnh xếp ở mức A ở Trung Quốc bao gồm dịch hạch và dịch tả, trong khi SARS, AIDS và bệnh than thuộc mức B. Các bệnh ở mức C bao gồm cúm, bệnh phong và quai bị.

Các bệnh có khả năng gây bệnh mạnh, tỉ lệ tử vong cao và khả năng lây nhiễm cao như COVID-19 dù được xếp vào mức A hay B vẫn được quản lý theo mức A.

Nhưng hơn 95% các trường hợp ở Trung Quốc không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ và tỉ lệ tử vong rất thấp.

Trang Yicai là trang đầu tiên đề cập ý tưởng hạ cấp quản lý dịch. Ngày 4-12, trang này trích dẫn một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm giấu tên cho rằng trong những trường hợp như vậy, việc tuân thủ quản lý mức A là không phù hợp với khoa học. Chuyên gia này cho rằng nên hạ việc quản lý COVID-19 xuống mức B hoặc C.

Mọi điều chỉnh trong việc quản lý các bệnh truyền nhiễm của Ủy ban Y tế quốc gia, cơ quan y tế hàng đầu của Trung Quốc, đều phải được Quốc vụ viện chấp thuận.

Tuần trước, Phó thủ tướng Tôn Xuân Lan cho biết Trung Quốc đang đối mặt với "tình hình mới" khi khả năng gây bệnh của vi rút Omicron đã giảm. Bà là quan chức chính phủ cấp cao đầu tiên công khai thừa nhận điều này.

Sau tuyên bố đó, nhiều thành phố lớn của Trung Quốc đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên diện rộng, giảm xét nghiệm PCR thông thường và ngừng kiểm tra kết quả PCR âm tính tại các nơi công cộng như ga tàu điện ngầm và công viên ngoài trời.

Thành phố Urumqi, thủ phủ Tân Cương, sẽ mở lại các trung tâm thương mại, chợ, nhà hàng và các địa điểm khác từ ngày 5-12.

Trong khi đó người dân ở Thượng Hải, Trịnh Châu, Nam Ninh không phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính để dùng phương tiện công cộng hoặc khi đến công viên, theo Hãng tin Reuters.

Trước đó, ngày 3-12, chính quyền thủ đô Bắc Kinh cho biết người dân không cần phải khai báo thông tin khi mua thuốc hạ sốt, ho và đau họng.

Ngày 5-12, Trung Quốc thông báo có thêm 30.014 ca mắc COVID-19 mới, trong đó chỉ 4.318 ca có triệu chứng. Con số này giảm so với tổng 31.824 ca của ngày 4-12, với 4.213 ca có triệu chứng. Trung Quốc không có ca tử vong nào do COVID-19 trong hai ngày qua.

Tân Cương và nhiều thành phố ở Trung Quốc nới lỏng hạn chế COVID-19

TTO - Ngày 4-12, nhiều thành phố của Trung Quốc trong đó có Urumqi, thủ phủ của Tân Cương nới lỏng các biện pháp hạn chế dịch COVID-19, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách để chính sách Zero COVID có mục tiêu và ít gây phiền hà cho người dân hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar