03/02/2017 17:04 GMT+7

Truyền thông Mỹ cảnh báo mất 'láng giềng tốt' Mexico

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Mexico là một trong những đối tác thương mại lớn và thân cận của Mỹ. Tình hình căng thẳng hiện tại hứa hẹn sẽ khiến thương mại của cả hai cùng gặp khó khăn.

Mỹ sẽ khó đáp ứng nhu cầu từ bơ và các sản phẩm nông nghiệp lâu nay vẫn nhập đa số từ Mexico - Ảnh: Reuters

Mối quan hệ giữa chính quyền của ông Trump với Mexico đang có vẻ căng thẳng liên quan quyết định xây bức tường dọc biên giới hai nước cũng như lời đe dọa đánh thuế nặng hàng nhập khẩu Mexico.

Truyền thông Mỹ đang có cái nhìn khá tiêu cực về hệ lụy từ chính sách cứng rắn của Tổng thống Donald Trump đối với Mexico, một “người hàng xóm tốt đẹp”.

Viễn cảnh tổn thương

Nếu Mỹ đặt mức thuế nặng lên hàng nhập khẩu từ Mexico, nhiều mặt hàng tại Mỹ dự kiến sẽ đội giá đáng kể, mà trước hết là những sản phẩm quen thuộc như bia, tequila và trái bơ, hãng tin AP ngày 3-2 có nhận định như trên.

Trong một động thái đáng chú ý, công ty Avocados From Mexico, chuyên kinh doanh mặt hàng bơ Mexico có trụ sở ở Texas (Mỹ), đã có đoạn phim quảng cáo truyền tải thông điệp đến ông Trump, theo kênh CNBC.

Đoạn quảng cáo này dẫn số liệu cho thấy từ năm 2007, bơ từ Mexico đã cung cấp cho 50 tiểu bang của Mỹ, trong đó có món gỏi trái bơ kiểu Mexico rất được ưa chuộng.

Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Trump muốn tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA - ký giữa Mỹ, Canada và Mexico), cũng như lên kế hoạch đánh thuế hàng nhập khẩu Mexico, tương lai việc cung ứng bơ sẽ bị đe dọa.

Quảng cáo này dẫn số liệu từ Ủy ban quản lý bơ California nhấn mạnh Mexico là thị trường nhập khẩu bơ lớn nhất của Mỹ, chiếm tới 80% lượng bơ trên thị trường, trong khi sản xuất nội địa của Mỹ đối với mặt hàng này chỉ cung ứng 10%.

Năm 2017 dự kiến người Mỹ sẽ tiêu thụ 100.000 tấn bơ. Trong khi đó, khảo sát của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy giá bơ đã tăng 7% so với năm trước, do cầu cao hơn cung, theo trang CNBC.

Bên cạnh đó, thực tế là Mexico đã đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu trong vài thập niên qua, từ chỗ chỉ tập trung vào dầu mỏ của những năm 1980.

Kể cả khi đều đặn giảm sử dụng các sản phẩm dầu mỏ từ Mexico, nhập khẩu của Mỹ với Mexico đã tăng 638% kể từ năm 1993, ngay trước khi NAFTA có hiệu lực, hãng tin AP dẫn số liệu từ văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.

Những hàng xuất khẩu đáng kể nhất của Mexico vào Mỹ trong năm 2015 là xe hơi, xe tải (74 tỉ USD), điện máy (63 tỉ USD), cơ khí, máy móc (49 tỉ USD)…

Báo chí Mỹ phản đối

Chính sách mạnh tay của ông Trump với các đồng minh, đặc biệt trường hợp Mexico, không được các tờ báo lớn ở Mỹ đón nhận.

Báo Los Angeles Times (LAT) ngày 31-1 đăng bài bình luận cho rằng Mexico là một “người hàng xóm tuyệt vời” mà Mỹ đang trên đường biến thành gã hàng xóm xấu xí.

Theo đó, từ trước đến nay Mỹ gặp nhiều thách thức và khủng hoảng trên thế giới, nhưng Mexico luôn là đối tác “êm ấm” nhất.

Tờ LAT cho rằng trong hai thập niên thực thi NAFTA, Mexico đã chuyển mình trở nên dân chủ hơn, tầng lớp trung lưu phát triển hơn, đất nước ổn định và mở cửa hơn cả những gì Mỹ mong đợi ở một đối tác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto - Ảnh: Reuters

Tờ báo này cũng nhận xét những người di cư là “tài sản” của Mỹ, vì đem lại một lực lượng lao động cần mẫn cho các công ty Mỹ.

Vả lại, từ sau đỉnh điểm năm 2000, người di cư Mexico nhiều năm gần đây đã rời Mỹ nhiều hơn là đến, nên khó có thể đặt nặng vấn đề nhập cư này.

Thêm vào đó, Mexico hiện là đối tác chuộng hàng Mỹ thứ hai trên thế giới, mua sản phẩm Mỹ đạt mốc 236 tỉ USD năm 2015.

Ngược lại, AP cho biết với 21 tỉ USD giá trị hàng nông nghiệp xuất khẩu sang Mỹ, Mexico là nhà cung cấp sản phẩm nông nghiệp lớn thứ hai của Mỹ. Và không giống như Trung Quốc, gần 40% hàng nhập khẩu công nghiệp từ Mexico được sản xuất trên đất Mỹ.

Tờ LAT kết luận rằng Mỹ không nên góp phần làm suy yếu Mexico - điều có khả năng khiến tư duy bài Mỹ sống lại.

Tương tự, tờ New York Post khẳng định “việc bắt nạt Mexico chỉ mang lại rắc rối cho chúng ta”.

Về NAFTA, tờ New York Post cũng cho rằng đây là hiệp định có lợi cho cả hai nước, và chốt lại: Nước Mỹ có hai lựa chọn, hoặc phát triển mạnh mẽ hơn, an toàn hơn, giàu hơn cùng nhau, hoặc tranh cãi và hạ giá trị của nhau, làm tổn thương cả hai nền kinh tế, lãng phí năng lượng nên dành cho các mối hiểm họa và kẻ thù.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar