20/07/2017 15:37 GMT+7

​Truyền “nước biển” có phải lúc nào cũng tốt?

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Từ “nước biển” ban đầu được người dân hay dùng để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển. Về sau đa số người dân quen dùng từ “nước biển” để gọi chung tất cả các loại dịch truyền.

Phân loại dung dịch truyền

Hiện nay trên thị trường dược phẩm có nhiều loại dịch truyền. Tùy theo tác dụng, dịch truyền được chia thành các loại như sau:

- Dịch truyền cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch ngọt chứa đường glucose, dung dịch mặn chứa muối natri clorid, dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat…

- Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể dùng cho người bệnh không ăn được. Đây là loại dịch truyền thường hay bị một số người lạm dụng, ví dụ có người thấy mệt mỏi là thích đi truyền đạm, người hơi thấy bị đau đầu cứ nằng nặc đòi vô “nước biển”. Dịch truyền loại này cung cấp các acid amin thiết yếu, các vitamine, chất khoáng, chất béo…

- Dịch truyền tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh thừa toan hoặc thừa kiềm. Tác dụng của nó là trung hòa thừa toan hoặc thừa kiềm ví dụ người bệnh bị toan huyết dùng dung dịch kiềm là Natribicarbonat…

- Dịch truyền thay thế máu dùng trong trường hợp bị mất máu, đó là dung dịch keo chứa các chất có phân tử lớn như dextran, gelofusin… có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu.

Khi nào cần truyền dịch?

Cơ thể của mỗi người đều có các chỉ số trung bình trong máu về các chất đạm, đường, muối, các chất điện giải… Nếu các chỉ số trên thấp hơn chỉ số bình thường cho phép, lúc đó cần phải bù đắp bổ sung kịp thời.

Truyền dịch chỉ có lợi khi cơ thể chúng ta cần hồi phục lại khối lượng tuần hoàn trong trường hợp bệnh nhân bị mất máu, mất nước, không ăn uống được, ói dữ dội hoặc tụt huyết áp…

Để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không, các bác sĩ thường hay dựa vào kết quả xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết, trường hợp nào chưa thật cần thiết để truyền dịch bổ sung và số lượng truyền bao nhiêu là phù hợp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, dù các bác sĩ chưa có được những kết quả xét nghiệm, vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch, đó là khi bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu, bị sốt xuất huyết, bỏng, tiêu chảy mất nước, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẫu thuật…

Truyền nước biển nhiều có hại gì không?

Truyền thừa dịch sẽ gây rối loạn cân bằng muối nước, rõ nhất là ứ nước trong các mô, tổ chức thường hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi, nước trong mạch máu phổi vào phế nang gây khó thở, suy hô hấp có thể gây tử vong do biến chứng phù phổi.

Các tai biến có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì gây sưng phù đau tại vùng tiêm truyền, nặng hơn có thể gây viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương, gây nguy cơ nhiễm trùng, rối loạn về chuyển hóa, phù ở tim, thận. Nhưng một tai biến nguy hiểm có thể đến bất ngờ đó là phản ứng toàn thân. Lúc đó bệnh nhân có cảm giác rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… thường gọi là “sốc dịch truyền”, nếu không xử trí nhanh chóng bệnh nhân có thể tử vong.

Việc truyền dịch chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, xác định cơ thể bệnh nhân đang ở trong tình trạng như thế nào và cần loại dịch truyền gì. Do đó cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền dịch về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Ngoài ra phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền dịch phải có trình độ chuyên môn, điều quan trọng người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền dịch để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar