27/12/2015 10:11 GMT+7

Truyện ngắn 1.200: Mẹ và con gái

Truyện 1.196 chữ của NGÔ THỊ THỤC TRANG
Truyện 1.196 chữ của NGÔ THỊ THỤC TRANG

TT - Mẹ sinh con gái đúng ngày sinh nhật lần thứ hai mươi tám. Là mẹ có trí nhớ tốt nên nhớ cho vui vậy thôi, cái thời ấy, giữa một thung sâu đến dầu hỏa còn không có để thắp thì sinh nhật là cái thứ gì như một sự mỉa mai.

Minh họa: Kim Duẩn

Mẹ sinh con gái ngay tại nhà, bà mụ là cô hàng xóm thỉnh thoảng vẫn đem mấy bài toán học bên lớp bổ túc qua nhờ mẹ giải giùm. Mẹ bảo, con gái gì mà vừa lọt lòng là khóc quá trời quá đất, khóc như xé ruột xé gan, như khóc cho tan ánh trăng mười tám giàn giụa ngoài kia. Khóc chào đời xong là thôi khóc luôn, không cả khóc dạ đề, bú no rồi lăn ra ngủ, thức dậy thì chơi với cười.

Mẹ với con gái hợp tuổi nhau, sách tử vi bảo thế. Nhưng ngày nhỏ, con gái rất sợ mẹ. Mẹ nghiêm khắc, hay la, hay đánh đòn. Con gái lại ham chơi, lười việc nhà, sách vở lôi thôi. Rồi con gái hay bị mẹ mắng cũng vào được đại học. Ngày xách balô lên phố cũng nước mắt ngắn dài tự hứa với lòng sẽ lo học hành tử tế, con gái thấy vai mình nặng nặng khi còn quyết tâm phải kiếm việc làm thêm, ba mẹ còn nuôi anh trai học đại học ở một thành phố khác và hai em nhỏ ở nhà.

Con gái hay viết thư về, thời ấy chỉ thư tay, chữ con gái thì xấu. Con gái kể chuyện ăn sáng với ổ bánh mì chan nước xốt mà ông chủ quán mập ú chỉ lấy tiền bánh mì, chuyện con gái giữa chốn đông người đã tát vào mặt thằng sinh viên khác khoa vì dám sờ lưng con gái. Con gái không bao giờ nói con gái nhớ mẹ. Chỉ ba tiếng ấy thôi, con nhớ mẹ, mà thật quá khó khăn để con gái thốt lên, dù đã có chữ viết chuyển giùm.

Con gái ra trường, ở lại phố, lấy chồng rồi sinh con. Sinh con, con gái được về ở nhà mẹ ba tháng. Đó là khoảng thời gian dài nhất con gái ở với mẹ từ ngày vào đại học. Con gái bị tắc sữa, mẹ nấu xôi “xuống sữa” cho con gái. Mẹ làm sẵn muối nước để con gái hơ háp, nấu nước lá cho con gái xông mà lưu thông khí huyết. Đêm nào mẹ cũng quạt một nồi than để con gái và cháu ngoại nằm, trời mùa đông lạnh cắt thịt da. Cháu ngoại khóc dạ đề, mẹ thức cả đêm dỗ cháu cho con gái ngủ, sáng ra lại tươm tất đi làm. Mẹ hát ru cháu ngoại, con gái nằm bên nghe lời ru thấm vào mình, nghèn nghẹn, rưng rưng. Cái cò đi đón cơn mưa. Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?

Mẹ nghỉ hưu. Mỗi khi cháu ngoại ốm đau hay con gái bận bịu, mẹ lại lên ở với con gái. Mẹ lục đục cả ngày với chén bát, xoong nồi, mùng mền chăn chiếu, rờ tay đến đâu lại càm ràm con gái đến đó. Mẹ xổ áo quần của cháu ngoại ra xếp lại, dỗ thằng cháu lười tắm cởi áo quần để “bà ngoại bày chơi trò này hay lắm”. Con gái nhìn hai bà cháu đùa giỡn trong phòng tắm, lại nhớ những sẩm tối đang chơi hăng say bị mẹ kêu về giội nước dưới gốc mãng cầu. Mới đó mà ai cũng đã đổi vai.

Nghe tin mẹ ốm, con gái chạy xe máy về, mang theo mấy lạng thịt bò. Đến nhà, mệt quá, con gái lăn ra nằm, mẹ nấu cơm cho con gái ăn để con gái còn kịp trở về phố đón cháu ngoại, bảo: Lần sau đừng có về, về rồi lại ốm ra. Mà đúng thật, sau đợt ấy con gái tự dưng sốt cao, chóng mặt, đau đầu không thể tả. Mẹ lại bắt xe buýt lên chăm con gái. Mẹ vắt khăn ấm lau người, dỗ dành con gái uống thuốc, ăn cháo. Mẹ mắng con gái ham công tiếc việc, không lo chăm sóc bản thân để ốm xuống không gượng dậy nổi. Con gái nằm sốt 40 độ, đầu óc lẫn lộn, vẫn nhớ như in những buổi trưa mẹ đi cấy về, người lả ra, mà con gái mải chơi không cơm nước gì cả. Mẹ lao xuống bếp vừa mắng con gái vừa nhen lửa củi xào xào nấu nấu một loáng là xong bữa trưa đạm bạc, nhưng mẹ cũng chỉ kịp lùa vài đũa cơm đã phải đạp xe đi dạy.

Con gái thấy lạ, nghĩ về mẹ, lúc nào con gái cũng thấy mẹ đang làm một việc gì đó. Trong ký ức của con gái, chưa bao giờ mẹ ngơi tay, kể cả khi cả nhà ngồi chơi trên chiếc chõng tre dưới trời trăng lồng lộng mùa hè, mẹ cũng tay đan len thoăn thoắt, miệng góp vui khi ba kể chuyện cổ tích cho mấy anh em nghe. Cả khi mẹ ngủ, con gái cũng có cảm giác mẹ đang làm việc gì đó trong mơ.

Mẹ đau xương khớp. Con gái nghe mẹ nói mẹ uống thuốc gì đó thấy đỡ lắm. Con gái hứa, là tự hứa, sẽ hằng tháng mua cho mẹ loại thuốc ấy. Vậy mà mấy năm rồi, con gái vẫn chưa mua được hộp nào. Chỉ có mẹ vẫn đều đặn gửi trứng gà quê lên cho cháu ngoại, bổ thuốc bắc về rồi sợ con gái không có thời gian, lên ở hẳn với con gái một tuần sắc thuốc cho con gái tẩm bổ. Những ngày mẹ ở phố, con gái mời mẹ đi ăn pizza cho biết, mẹ đọc menu có kèm bảng giá, giục con gái chở về, phải nói mãi mẹ mới chịu ngồi ăn “cái bánh đắt đỏ”.

Con gái về quê chơi, ai gặp con gái cũng bảo: Càng lớn càng giống mẹ. Giống từ dáng vóc, khuôn mặt đến cách ăn nói, điệu cười cũng giống. Mẹ có vẻ tự hào, còn con gái thấy hơi mắc cỡ. Con gái giờ vẫn không hơn đứa con ham chơi quên nấu cơm cho mẹ tuổi nào là mấy. Con gái giờ vẫn ham chơi, một cuộc chơi khác mỏi mệt hơn, nhưng sức hút mạnh hơn, nên con gái quên mất mẹ. Không hẳn là quên, chỉ là con gái nghĩ mẹ vẫn luôn ở đó, luôn tay luôn chân như mẹ muôn đời, và luôn trả lời khi con gái gọi: Mẹ ơi!

Chiều nay, con gái chạy xe ngoài đường, thoáng thấy ai giống hệt mẹ lướt qua. Con gái sực tỉnh, mẹ đã lớn tuổi rồi, mẹ sẽ già. Mà con gái hững hờ không nhớ nổi lần gần nhất nấu cho mẹ một bữa cơm là khi nào. Con gái chỉ chắc chắn một điều, vẫn chưa bao giờ nói với mẹ: Mẹ ơi, con nhớ mẹ!

Truyện 1.196 chữ của NGÔ THỊ THỤC TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cuối tuần, đường Lê Hồng Phong, Vũng Tàu (TP.HCM) nhiều người xếp hàng giữa trưa nắng chờ mua bánh bông lan trứng muối. Loại bánh này có gì ngon mà phải mất công vậy?

Bông lan trứng muối Vũng Tàu có gì mà khách mua nhiều dữ?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Ca sĩ Kiều Nga - 'nữ hoàng nhạc New Wave' thập niên 1980 - qua đời vào chiều 13-7 (giờ địa phương) tại Mỹ, thọ 65 tuổi.

Ca sĩ Kiều Nga qua đời

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Sau quãng thời gian chiến đấu với căn bệnh ung thư, diễn viên Kang Seo Ha, phim Hoa trong ngục, qua đời ở tuổi 31.

Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar