02/11/2014 06:11 GMT+7

​Truyện ngắn 1200 chữ: Tình thừa

Truyện 975 chữ của MAI TRANG
Truyện 975 chữ của MAI TRANG

TT - Lần thứ ba trong năm Khuê dọn nhà, cũng là lần Khuê chia tay ông bồ thứ ba.

Chia tay mỗi ông một lý do, ông thì chê Khuê cũ kỹ và đi tìm cái tươi mới hơn, ông thì một đêm đang hăm hở đến với Khuê gặp ngay bà vợ đón đầu ngoài cửa.

Kết quả cuối cùng luôn luôn là Khuê dọn đi, cảnh này khi thì lặng lẽ, khi thì ồn ào nhờ màn đánh ghen tưng bừng của bà vợ ông bồ.

Trong thời gian chờ mối tình thứ tư cùng với căn nhà thứ tư xuất hiện, Khuê vẫn phải sống, phải ăn, phải hít thở. Mà đồng lương phục vụ quán cà phê quá ít để kham nổi ngần ấy nhu cầu. Buổi tối khi tan ca, và không có vị khách nào của quán cà phê đồng ý qua đêm cùng, Khuê lang thang ngoài đường “làm thêm”.

“Cần tìm người ở ghép”, dòng rao vặt dán trên cột điện mà hằng đêm Khuê vẫn dựa vào đấy cho đỡ mỏi, xuất hiện đúng lúc Khuê đã cạn mọi lý do để cậy nhờ các cô bạn đồng nghiệp cho ghé lưng nhờ một giấc ngủ.

***

Khuê quăng tọt bịch đồ lên gác rồi đu mình leo lên, mặc kệ cái thang gỗ dốc đứng đặt ở góc phòng. Mặc kệ tiếng con gái loáng thoáng: “Tiền nhà thu vào ngày năm hằng tháng, tiền điện, tiền nước là...”.

Thì là chia đôi chứ gì, hai người ở ghép mà, có nhiêu mà nói hoài. Tui ở trên gác này, bà ở dưới đất kia, khỏi đụng chạm. Tên Lành à, hèn gì trông bả lúa ghê, ăn mặc thế này lên bar người ta tưởng nhân viên lao công.

***

Ngày làm việc của Khuê bắt đầu khi tắt nắng. Đêm đêm khi có khách, Khuê sẽ cùng họ lang thang qua một vài nhà nghỉ rồi mới quay về phòng trọ. Ngả lưng vào giấc ngủ cũng là lúc Lành lục tục thức dậy, cơm niêu nước lọ để mang đi làm. Lành hiền như tên gọi, lại không tò mò tọc mạch nên chả xảy ra đụng chạm gì.

Thỉnh thoảng Khuê về sớm, từ trên gác Khuê thò cổ xuống hỏi: “Bà không thắc mắc tui làm gì hả?”. Nghe tiếng Lành cười nhẹ: “Sống chung được là được, tôi hỏi làm gì”. Khuê thắc thỏm, kiểu người này làm vợ tốt.

***

Khuê còn nhiều lần tấm tắc về tiềm năng làm vợ của Lành. Những lần Khuê say khướt, ói hết bữa nhậu vào buồng tắm, nằm xụi lơ giữa nhà còn lè nhè dặn “Để đó mai tui dọn”.

Sáng hôm sau tỉnh dậy đã thấy phòng sạch sẽ, bộ quần áo của Khuê được giặt sạch sẽ, treo trước cửa. Những lọ dưa, cà muối làm “kho lương ngắn hạn” xếp ngay ngắn ở góc nhà.

Ở đó cũng có cả một lọ mơ ngâm Lành làm dành riêng cho Khuê giã rượu. Chậu mười giờ vươn đóa hoa nho nhỏ, đỏ thắm đón nắng sớm. Vẩn vơ, Khuê nghĩ cảm giác gia đình ấm cúng này đã lâu mình chưa được nếm.

***

Khuê không giải thích được vì sao dạo gần đây mình chỉ muốn đi làm xong rồi về nhà ngay. Khuê hạn chế dần những đêm lang thang ngoài đường. Khuê sợ gió khuya lạnh lắm, mà ở nhà lại ấm áp thế này. Khuê cũng chán cảnh ngồi trong quán cà phê tối hù, nhìn đàn ông và cho đàn ông định lượng đánh giá.

Khuê thích cùng Lành say sưa làm bếp, vo gạo rửa rau để chuẩn bị cho bữa cơm hằng ngày. Buổi tối Lành nhận may gia công, mỗi cái áo được trả 200 đồng, Khuê ngồi bên cắt chỉ. Khuê nghe Lành kể mối tình với anh cùng xưởng, khác quê, nếu cưới thì tiền đi lại giữa hai nơi cũng bộn.

Khuê xúi: “Ông bà về ở chung đi, bây giờ phải sống thử trước khi cưới, vừa đỡ tốn tiền thuê nhà vừa kiểm “hàng” hợp hay không, mai mốt cưới về hối không kịp”.

Lành cúi xuống chỉnh đường may: “Chưa biết cưới xin thế nào, cứ nghĩ tốn kém là oải. Rồi cưới về lại ở trọ nữa à, con cái nữa thì sao?”.

Khuê cười rúc rích: “Bà bảo ổng qua đây chơi đi, ra mắt bồ bà luôn”.

***

Sau lần Lành đưa Khanh đến ra mắt, Khuê cũng báo sẽ chuyển đi, không sống cùng Lành nữa.

Từ trên gác xép, Khuê ngóng cổ nhìn Lành lưng còng như con tôm cặm cụi may gia công, chắt chiu từng đồng cho đám cưới không biết chừng nào mới được tổ chức. Khuê nghĩ thầm: “Cẩn thận đó nhỏ ơi, bồ của mi đã tên Khanh rồi, chỉ còn thiếu cái họ Sở nữa thôi”.

Khuê thuộc đàn ông lắm, nên khi thấy ánh mắt của Khanh nhìn Khuê, nhấn nhá hơi lâu ở vòng một, hơi thở gấp gáp mơn man của Khanh trên cổ Khuê là Khuê hiểu.

Chả cần Khanh thì thào khi Lành không có mặt: “Cho anh số điện thoại của em đi” thì Khuê cũng biết anh ta cần gì. Khuê biết mình luôn luôn là người thứ ba của những mối quan hệ yêu đương, nhưng đối với Lành, Khuê không nỡ.

Hay Khuê sẽ nói thật với Lành về lý do mình ra đi. Những lần Khuê mượn rượu mà nói: “Trong lúc chờ cưới chồng, bà yêu đỡ tui đi. Khi nào cưới, tui trả bà lại cho chồng bà. Tui thương bà, thiệt”.

Chắc Khuê không dám nói đâu, Lành nghiêm trang lắm, làm sao chấp nhận cái tình tréo ngoe này.

Truyện 975 chữ của MAI TRANG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar