02/07/2017 12:44 GMT+7

Truyện ngắn 1.200: Bắp

Truyện ngắn 1.138 chữ của Y NGUYÊN
Truyện ngắn 1.138 chữ của Y NGUYÊN

TTO - Nhà tiếng làm nông, nhưng chưa bao giờ ba mẹ chịu trồng bắp. Ba bảo: bắp hay bị bẻ trộm, trồng mất công canh giữ. Còn nữa, tụi bây đông, ăn hao quá và vân vân. Nghìn lẻ một lý do.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Có đám đất thổ (cát pha) màu mỡ, quanh năm ba hết đè ra trồng đậu đen, đậu xanh lại đến khoai hạ, khoai lang, khoai... mì; toàn những thứ mới nghĩ thôi đã thấy chán mứa!

Anh chị em tôi đứa nào cũng thèm bắp. Chảy dãi.

Thèm quá thì... trộm. Anh Năm đi cắt cỏ lén bẻ bắp nhét vô bao. Tôi đi chăn bò bẻ bắp guộn lưng quần, chờ thả bò xong là đốt rơm lên nướng. “Trộm” con nít, chủ có bắt được cũng chỉ nạt năm ba câu, trót (1) một roi cảnh cáo vô mông là cùng. Ấy nhưng phải coi chừng ba.

Của trộm - ăn đâu ăn chớ mang về nhà cho ba thấy là tiêu. Lệnh ba rất nghiêm: trộm cắp là “đại tội”, nhỏ bẻ bí bắt gà lớn lên sẽ đi... cướp nhà băng (lời ba), bầm đít chắc cú! Được cái của trộm có đâu nhiều, vài ba trái bắp chẳng đủ giắt răng, mang chi về nhà cho ba hay?

Có lần tôi to gan bẻ trộm bắp ông Tư Hòa làng bên, ông Tư không thèm roi vọt lôi thôi, dọa sẽ qua... méc ba khiến tôi xanh mặt! Năn nỉ gần gãy lưỡi, ông mới thương tình cho hưởng mức “án treo”, tức sẽ méc nếu tôi còn tái phạm. Tôi “bỏ nghề” luôn từ bữa đó. Vậy nhưng thèm bắp thì vẫn cứ thèm.

*

Mưa dầm. Bác Sáu nhà bên mới thu hoạch xong đám bắp, đem cho lon hạt. Rảnh, mẹ cho bắp vào chảo rang, đổ ra trộn mắm. Lũ nhỏ “đủ mặt anh hào” xúm đen quanh rổ. Mời mẹ, mẹ bảo: có ít, tụi bây ăn đi. Chẳng đợi nhắc lần hai, năm cái “tàu há mồm” đồng loạt mở máy. Nhón, thổi phù phù xong lia vào miệng.

Bắp rang rưới mắm thơm lừng nóng hổi, vừa nhai rùm rụm vừa ngắm mưa rơi đương nhiên cái sướng chỉ còn thua mỗi chuyện lên... thiên đường (mặc dù, thật ra, cả đám đố đứa nào biết thiên đường có gì, ở đâu).

Năm bàn tay thi nhau thò xuống nhón lên loáng cái rổ bắp đã thành rổ không. Tôi chép miệng thòm thèm, nhìn cái bồ lúa góc nhà, buông một câu ước rất xanh: giá cái bồ lúa nhà mình là bồ... bắp thì hay! Mẹ nghe, phì cười: nó thành cái bồ bắp thiệt thì mày không đủ nước mắt để... khóc đâu con! Sao vậy mẹ? Ớn chớ sao! Không gì thay được gạo cơm hết, mẹ mày đây từng khóc với bắp rồi nè.

Tôi không tin. Tại mẹ không muốn trồng bắp nên kiếm chuyện “hù” anh chị em tôi thôi. Bắp mà ớn gì.

**

Mẹ kể ngày nhỏ mẹ mồ côi, sống với cố. Nhà cố nghèo, không đủ gạo ăn. Mùa bắp vùng cao, cả nhà quang gánh lội bộ vài mươi cây số lên ngược bẻ bắp mướn. Trả công bằng bắp, gánh về lảy hột, phơi, đập, đem nấu độn cùng cơm. Chén cơm tới bữa xới ra, một hột gạo cõng hai ba hột bắp. Mùi bắp ám tận chiêm bao. Ăn cơm bắp riết, nhìn gì cũng ra vàng khè màu cơm độn bắp.

Nghe tới đó, “tâm hồn ăn uống” trỗi dậy, tôi nhỏm người, mắt sáng trưng hơn điện: vậy sao nay mình không đi bẻ bắp mướn nữa mẹ? Đi chớ sao không, đợi tới mùa.

Tôi mong cho mau tới mùa. Mùa bắp trên mạn ngược qua mô tả của mẹ sao mà hấp dẫn quá tay: rẫy tiếp rẫy, nương tiếp nương tít tắp chạy dài. Rẫy nương trồng toàn bắp là bắp. Đất đỏ màu mỡ, cây bắp cao lút đầu người lớn, trái nào trái nấy lớn cỡ bắp chân bắp tay, đều tăm tắp hạt, cắn phát ngập răng. Chà chà...

***

Mỏi mắt chờ rồi mùa bắp cũng tới. Mẹ xếp công việc, dắt chị Hai - mỗi người một xe đạp trành - lên ngược bẻ bắp mướn. Tôi lanh chanh đòi theo, mẹ nạt: lùn tẹt như mầy, lên ai... bắc thang cho leo đặng bẻ? Ở nhà chận (chăn) bò cho tao.

Tuần lễ sau mẹ với chị về, lù lù cộ sau ba ga hai bao bắp tươi bự chảng. Thả phịch xuống sân, mẹ quệt mồ hôi, cười: đó, tụi bây ăn đi. Cho hết kêu thèm bắp!

Lần đầu tiên chị em tôi được bữa “đại tiệc bắp” rình rang như... hội chợ. Đầu trên sân phạch phạch quạt than nướng bắp. Đầu dưới một nồi bắp to nấu sôi lục ục. Còn cả món bắp hột lảy tươi đem rang trộn mắm giữa sân bốc thơm điếc mũi.

Mẹ không đụng tới miếng bắp nào, lặng lẽ đi nấu cơm ăn. Kệ mẹ đi, mấy đứa tôi tha hồ chén bắp no nê, vác bụng lặc lè. Vẫn còn đói mắt. Chị Ba cười, yên tâm đi, bắp còn hơn bao, mai ta lại “bày trận” tiếp, mẹ cho mà.

****

Bắp còn nửa bao, nhưng cái “khí thế bắp” dường đã xì hơi, xẹp lép!

Rổ bắp nấu nằm ngao ngán trên bàn, cả buổi không đứa nào buồn ngó. Nhao nhao đòi đi ăn cơm. Chị Hai bảo con Sáu ăn đi, mầy nổi tiếng “con sâu bắp” mà sao... Là chị nói móc tôi, “con sâu bắp” ngày thường ăn bắp nấu nhá luôn cả cùi, còn hùng dũng tuyên bố sẵn sàng ăn bắp trừ cơm... dài hạn!

Ậm ừ. Sĩ diện không cho phép tôi từ chối. Ớn bắp tới cổ nhưng há miệng mắc quai, khi không đi mạnh miệng làm chi, tôi thấy giận mình quá đỗi! Đã chót phải chét, hít một hơi dài, tôi bặm gan tuyên bố: được, em ăn.

Lần đầu tiên tôi ăn bắp kiểu... Tề Thiên: gặm lam nham nửa chừng rồi nhanh tay túm mao (2) lại để “phi tang”. Rổ bắp lưng dần. Lạy trời cho chị Hai đừng dở chứng kiểm tra, phát giác...

Mẹ bưng rổ cùi bắp ra cho bò. Chị Hai kêu vào ăn cơm, mẹ nói vọng: thôi, tao ăn no rồi! Lạ này, cơm mới dọn ra, mẹ ăn cái gì mà no? Nổi hiếu kỳ, tôi chạy ra sau, xuống tuốt chuồng bò dòm thử.

Mẹ đang ngồi bên rổ, lẳng lặng lượm lại từng trái bắp bị gặm lam nham...

(1) Trót: Quất

(2) Mao: Lớp “vỏ áo” của trái bắp.

Truyện ngắn 1.138 chữ của Y NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar