12/04/2013 17:07 GMT+7

Truyền hình thực tế Trung Quốc thuê khán giả khóc

NGA LINH
NGA LINH

TTO - Những giọt nước mắt của khán giả trong chương trình Tôi là ca sĩ của Đài truyền hình Hồ Nam vừa được tiết lộ có giá 700 NDT (tương đương 2,1 triệu đồng).

Phóng to

Nghề “khán giả khóc” đang phổ biến trên các chương trình truyền hình trực tế Trung Quốc - Ảnh: ctdsb

Phóng to

Nghề “khán giả khóc” đang phổ biến trên các chương trình truyền hình trực tế Trung Quốc - Ảnh: ctdsb

Phóng to

Nghề “khán giả khóc” đang phổ biến trên các chương trình truyền hình trực tế Trung Quốc - Ảnh: ctdsb

Phóng to

Nghề “khán giả khóc” đang phổ biến trên các chương trình truyền hình trực tế Trung Quốc - Ảnh: ctdsb

Tôi là ca sĩ - cuộc thi tài giữa các ca sĩ đình đám nước này - mới lên sóng từ tháng 2-2013 nhưng đã lọt vào nhóm chương trình truyền hình thực tế ăn khách nhất từ trước đến nay.

Yếu tố đem lại thành công cho chương trình ngoài việc mỗi tập mời được 7 danh ca thi thố quyết liệt với các ca khúc theo chủ đề, còn là hình ảnh xúc động nghẹn ngào, khóc cười theo người nổi tiếng từ phía hàng ghế khán giả. Một cảnh khóc lên hình thành công sẽ được trả tới 700 NDT (tương đương 2,1 triệu đồng).

Theo trang ctdsb.net, nghề “khán giả” xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2000, với mức lương ban đầu khoảng 50 NDT/ngày (khoảng 150.000 đồng), bao gồm các công việc: vỗ tay, cầm bảng phát quang, hò hét… chủ yếu tạo bầu không khí náo nhiệt trong trường quay.

Gần đây mức giá tăng lên 100-300 nhân dân tệ/ngày, với những người có khả năng thể hiện cảm xúc sinh động lập tức được “trả nóng” tới 800 tệ/cảnh (tương đương 2,4 triệu đồng).

Các nhà sản xuất tìm kiếm “khán giả” từ nguồn là các công ty truyền thông tại hai thành phố lớn Thượng Hải, Bắc Kinh, nơi “nghề khán giả” phát triển công khai, phổ biến. Đối tượng “khán giả” quen thuộc là các diễn viên quần chúng của một số xưởng phim hoặc các nhóm học sinh, sinh viên, người cao tuổi…

Tuy nhiên không ai coi đây là một “nghề” lâu dài. Hàn Lâm, một trưởng nhóm, nói tuổi thọ trung bình của nghề chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Bị nghi ngờ thuê “khán giả chuyên nghiệp” tham gia Tôi là ca sĩ, Lý Hạo, phát ngôn viên nhà đài, trả lời: “Quả thật rất hiếm có chương trình nào thật sự khiến khán giả xúc động đến rơi nước mắt, nhưng Tôi là ca sĩ chính là một chương trình như vậy". Ông cũng mời những phóng viên còn hoài nghi có thể đến hiện trường kiểm tra.

Tuy nhiên, đạo diễn một đài truyền hình khác lại tiết lộ về cơ bản, bất kỳ chương trình truyền hình thực tế nào mới lên hình, tùy mức độ ít hay nhiều, đều có sử dụng “khán giả chuyên nghiệp”.

NGA LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trên ruộng rau mơ mộng

Mỹ thuật trong sách thiếu nhi không nên đơn giản chỉ làm công việc minh họa cho câu chuyện mà còn tham gia phụ tác giả kể chuyện, làm nên sự hài hòa giữa văn bản và tranh.

Trên ruộng rau mơ mộng

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần

UBND TP Huế đã có thông tin ban đầu về người bẻ gãy bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn.

Người bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có dấu hiệu loạn thần

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar