17/10/2017 12:39 GMT+7

Truyền hình nhảm nhí: Tại sao Bộ Văn hoá đứng ngoài cuộc?

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Các chương trình truyền hình, game show tràn lan vô tình hay cố ý đang giết chết nghệ thuật biểu diễn. Trách nhiệm đó của ai?

Truyền hình nhảm nhí: Tại sao Bộ Văn hoá đứng ngoài cuộc? - Ảnh 1.

Tía ơi, má dìa! - vở diễn được dàn dựng nghiêm túc ở sân khấu IDECAF bị một tiết mục trong game show Sao nối ngôi mượn một đoạn thoại mà không xin phép - Ảnh: LINH ĐOAN

Tôi đề nghị bộ mạnh dạn giao việc cấp phép biểu diễn cho địa phương

Ông Hữu Luân

Sáng 16-10 tại TP.HCM, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch) với sự chủ trì của Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tổ chức buổi hội thảo lấy ý kiến của các sở ngành, các đơn vị tổ chức hoạt động nghệ thuật để xây dựng nghị định mới về các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, ghi hình ca múa nhạc - sân khấu...

Tại hội thảo, ông Hữu Luân - giám đốc Trung tâm Tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP.HCM - đề xuất: "Tôi đề nghị bộ mạnh dạn giao việc cấp phép biểu diễn cho địa phương, bộ chỉ cần quản lý khung và làm sao cho nhanh, gọn nhất, giảm càng nhiều thủ tục, giấy phép con càng tốt. 

Giám đốc Sở Văn hoá, thể thao, giám đốc đơn vị của mỗi địa phương sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ. Nếu có sai thì chế tài thật nặng để tạo sự răn đe".

Đồng ý với ý kiến của ông Hữu Luân, bà Xuân Hòa - Công ty TNHH Tiếng Xưa - nói về những khó khăn của người làm công việc tổ chức biểu diễn: 

"Tôi hoạt động trong lĩnh vực này đã 12 năm, bảo lãnh cho gần 50 nghệ sĩ hải ngoại về biểu diễn. 

Gần đây tuy đã có nhiều cởi mở nhưng vẫn còn những trở ngại, chẳng hạn như việc tại sao phải xin cấp phép từ bộ, cục ở xa tít ngoài Hà Nội? 

Nếu xin giấy phép ở sở thì được hẹn 5 ngày là có, trong khi gửi ra bộ phải chờ mệt mỏi".

Ngoài góp ý về việc cấp phép, ông Hữu Luân còn đặt vấn đề về một số chương trình, game show ông cho là "nhảm nhí" trên sóng truyền hình. 

Ông thẳng thắn: "Chúng ta không thể đổ thừa những chương trình tivi nhảm nhí thuộc quản lý của Bộ Thông tin - truyền thông. 

Các chương trình truyền hình, game show tràn lan vô tình hay cố ý đang giết chết nghệ thuật biểu diễn. Trách nhiệm đó của ai? Của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch chứ!".

Là người gắn bó sân khấu kịch xã hội hóa hơn 20 năm nay, ông Huỳnh Anh Tuấn - giám đốc sân khấu Idecaf - bức xúc: 

"Nhiều chương trình giải trí truyền hình hiện nay hết sức bậy bạ, ngang nhiên ăn cắp, xào nấu tác phẩm của người khác. 

Nguy hiểm hơn, còn ảnh hưởng xấu đến trẻ nhỏ. Tại sao Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch lại đứng ngoài cuộc? Bộ phải có trách nhiệm và có tiếng nói của mình!".

Phản hồi các ý kiến kêu ca về sự thả nổi chương trình truyền hình, ông Vương Duy Biên nói: "Đúng là hiện nay có những chương trình truyền hình chất lượng xoàng. 

Nhưng có những lĩnh vực thuộc Bộ Thông tin - truyền thông, có những lĩnh vực của chúng ta (Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch). Chúng ta cứ làm tốt phần của mình đã...".

Ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu, ông Biên khẳng định: "Chúng tôi muốn lắng nghe nhiều ý kiến để có thể xây dựng một văn bản quản lý nhà nước tốt nhất trên tinh thần giảm bớt các thủ tục, đơn giản và nhanh.

 Cố gắng sớm có Luật về nghệ thuật biểu diễn, chứ chỉ dừng lại ở mức nghị định là còn kém!".

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar